Bệnh ký sinh trùng trên người và những điều bạn cần biết

Ký sinh trùng là một căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi địa điểm trên thế giới. Trong đó, Việt Nam ta với khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt cao, mật độ dân cư đông đúc và điều kiện vệ sinh môi trường còn có phần hạn chế chính là địa bàn cực kỳ thuận lợi để nhiều loại ký sinh trùng khác nhau sinh sôi. Nếu bạn vẫn chưa biết những kẻ xâm lược tí hon này thực chất là sinh vật như thế nào, khái niệm bệnh ký sinh trùng trên người ra sao cũng như dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh này là gì thì ngày hôm nay, gwaam.com sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc với bài viết ngay sau đây!

Định nghĩa sinh vật ký sinh trùng

Ký sinh trùng là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại
Ký sinh trùng là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại

Trong sinh học và sinh thái học, ký sinh là một mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài. Trong đó có một loài là ký sinh, sống bám vào loài kia là vật chủ hay ký chủ. Sinh vật ký sinh và ký chủ có thể là động vật hay thực vật, đơn bào hay đa bào.

Trong y học, ký sinh trùng  là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Trong tự nhiên, rất nhiều sinh vật tự kiếm lấy thức ăn cho mình. Tuy nhiên, ký sinh trùng phát triển theo hướng khác. Chúng sống gửi, sống bám hoàn toàn hoặc một phần vào loài khác. Ví dụ như giun móc hay ký sinh trùng sốt rét.

Khái niệm căn bệnh ký sinh trùng trên người

Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng không gây bệnh. Bệnh ký sinh trùng có thể ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống. Bao gồm cả thực vật và động vật có vú. 

Các nghiên cứu về bệnh ký sinh trùng được gọi là khoa ký sinh trùng. Lây lan bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng 14 triệu ca tử vong mỗi năm. Nó chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu. Đây là một trong bốn nguyên nhân tử vong toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Các ký sinh trùng con người có thể mắc phải

Ký sinh trùng ở người rất thường gặp với nhiều loài khác nhau: 

  • Giun sán: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sản dải, sán lá,…
  • Nấm: Nấm móng, nấm tóc, nấm da, lang ben,… 
  • Động vật đơn bào: Sốt rét, trùng roi, trùng lông, amip,…
  • Loài chân khớp: Chấy, ghẻ,…

Biểu hiện của bệnh ký sinh trùng trên người

Bệnh nhiễm ký sinh trùng đôi khi rất nặng nề, nhất là trên đối tượng suy giảm miễn dịch
Bệnh nhiễm ký sinh trùng đôi khi rất nặng nề, nhất là trên đối tượng suy giảm miễn dịch

Triệu chứng bệnh có thể không luôn luôn rõ ràng. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt chước chứng thiếu máu hay thiếu hụt hormone.  Một số triệu chứng gây ra bởi một vài giun truyền nhiễm. Có thể bao gồm ngứa, ảnh hưởng đến hậu môn hoặc vùng âm đạo, đau bụng, giảm cân, tăng sự thèm ăn, tắc nghẽn ruột, tiêu chảy và nôn.

Cuối cùng dẫn đến mất nước, khó ngủ, giun sán hiện diện trong chất nôn hoặc phân, thiếu máu, đau cơ hay khớp, khó chịu nói chung, dị ứng, mệt mỏi, căng thẳng. Các triệu chứng cũng có thể bị nhầm lẫn với chứng viêm phổi hoặc ngộ độc thực phẩm.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng đôi khi rất nặng nề. Nhất là trên các đối tượng đặc biệt như suy giảm miễn dịch. Một số bệnh cảnh đặc biệt như giun lạc chỗ ở những cơ quan quan trọng, tắc ruột, tắc ống mật, viêm não, viêm phổi,… Những trường hợp này, cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa Truyền Nhiễm.

Những loại thức ăn ký sinh trùng thường trú ngụ

Theo thống kê từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, tại Việt Nam cứ 10 người thì có 07, 08 người bị nhiễm bệnh. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là thói quen ăn uống. Nhiễm giun sán mạn tính lâu dài có thể dẫn đến chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Có những trường hợp nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong. Để ngăn chặn bệnh, cần cẩn thận khi ăn những món ăn này:

  • Tiết canh.
  • Thịt tái, nem chua.
  • Ốc.
  • Rau sống.
  • Gỏi cá.

Hãy thay đổi thói quen ăn uống ngay hôm nay để hạn chế mắc bệnh. Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm đã được kiểm duyệt. Ngoài ra nếu thấy cơ thể gặp triệu chứng bất thường liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn xét nghiệm sớm nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *