“Bỏ túi” một vài cách phòng và trị bệnh nhiệt miệng cho trẻ

Nhiệt miệng là một trong số những căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu nhất. Thực chất, đây là tình trạng niêm mạc miệng bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các vết loét nhỏ trên môi, má, lưỡi có thể khiến trẻ đau đớn, khó chịu, ăn không ngon miệng, từ đó bé sẽ lười ăn và bỏ ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng vì trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng. Dưới đây là một số thông tin về bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ cũng như cách điều trị và phòng tránh mà cha mẹ có thể tìm hiểu để giải tỏa nỗi lo của mình, cùng gwaam.com tìm hiểu nhé!

Vì sao trẻ lại mắc phải căn bệnh nhiệt miệng?

Trẻ mắc phải căn bệnh nhiệt miệng
Trẻ mắc phải căn bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng là tình trạng viêm loét miệng bên trong thành má, lưỡi, lợi. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

Xuất hiện một hay nhiều mụn nhỏ.

Xuất hiện đốm màu trắng bên trong thành má, lưỡi hay lợi. Chúng có kích thước từ 1 đến 2mm.

Gây ra các cảm giác đau rát, khó chịu; đặc biệt là khi người bệnh ăn uống, nhai nuốt hay nói chuyện.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng; chẳng hạn như do gan bị tích tụ quá nhiều chất độc, tạo nên ổ hoại tử. Sau đó chúng sẽ vỡ ra, tạo thành các vết loét trên niêm mạc miệng. Hoặc có thể do người bệnh đang bị căng thẳng kéo dài, thường xuyên ăn những thức ăn quá cay hoặc quá nóng, nhiễm khuẩn, rối loạn các chức năng bài tiết, thiếu hụt các chất dinh dưỡng,…

Đây là một căn bệnh về răng miệng khá phổ biến và thường mắc phải của người dân Việt Nam. Mặc dù bệnh không để lại sẹo hay di chứng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, trong những tình trạng mắc bệnh quá nặng, nếu không được chữa trị kịp thời thì có khả năng dẫn đến nhiễm trùng và sốt cao.

Một số cách trị bệnh nhiệt miệng cho trẻ

Để ngăn ngừa căn bệnh nhiệt miệng đáng ghét, mẹ hãy chịu khó bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi cho cả nhà. Hơn nữa, cũng nên nhắc nhở các thành viên trong gia đình uống nhiều nước, hạn chế các loại thực phẩm quá cay hoặc quá nóng, hạn chế uống nhiều bia, rượu và vệ sinh răng miệng thường xuyên. Đồng thời, mọi người cũng nên rèn luyện thể dục thể thao nhằm tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, nếu có ai mắc bệnh nhiệt miệng, mẹ có thể tham khảo các bài thuốc từ thiên nhiên để nhanh chóng trị dứt điểm căn bệnh này nhé.

Sử dụng mật ong

Mật ong có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho răng miệng. Do đó, đây là một trong những cách chữa trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần ngậm một chút mật ong, hoặc dùng bông tăm, thấm một ít mật ong và thoa lên chỗ bị loét miệng. Thực hiện nhiều lần trong ngày để nhanh chóng trị dứt bệnh nhiệt miệng.

Sử dụng củ cải

Củ cải có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết nên được nhiều chuyên gia khuyên dùng để chữa trị bệnh nhiệt miệng. Bạn hãy lấy một ít nước củ cải và hòa với nước lọc, súc miệng 3 lần/ngày. Chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 ngày là bạn đã có thể khỏi hẳn bệnh nhiệt miệng.

Sử dụng rau ngót

Rau ngót kết hợp với mật ong sẽ là bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít rau ngót, rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó, hòa thêm với một chút mật ong và dùng bông tăm, thoa nhẹ lên vết loét. Mật ong có tác dụng kháng viêm. Còn rau ngót giúp bạn điều trị các vết loét và giảm đau rát khi ăn uống hay nói chuyện.

Sử dụng khế chua

Bạn có thể chữa trị bệnh nhiệt miệng bằng khế chua mọc trong vườn nhà mình. Bạn hãy lấy khoảng 3 quả khế, rửa sạch, giã nát và cho nước vào. Đun hỗn hợp này cho đến khi sôi thì để nguội, ngậm và nuốt dần. Ngậm nước khế chua nhiều lần trong ngày, bệnh nhiệt miệng sẽ nhanh chóng giảm dần và khỏi hẳn.

Sử dụng cà chua

Sử dụng cà chua
Sử dụng cà chua

Cà chua có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc nên có thể giúp bạn trị dứt bệnh viêm loét niêm mạc miệng. Vì vậy, bạn chỉ cần ăn vài trái cà chua sống hoặc ép thành nước uống mỗi ngày từ 3 đến 4 lần. Với cách làm này, bạn vừa có thể chữa trị căn bệnh nhiệt miệng, vừa làm đẹp cho da và giải độc cho cơ thể.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng cho trẻ

  • Ghi chép lại những yếu tố gây ra tình trạng loét miệng ở trẻ. Cố gắng tránh những thực phẩm có vẻ gây kích ứng miệng trẻ. Đó có thể là: các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, thực phẩm mặn và trái cây có tính axit như dứa, bưởi và cam. Tránh bất kỳ loại thực phẩm nào mà trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, hãy cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau bữa ăn và thường xuyên tránh sự tồn đọng thức ăn gây kích thích. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng cho các mô miệng. Tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
  • Bảo vệ miệng cho trẻ bằng cách tránh đưa các vật nhọn vào miệng. Khám nha sĩ để xử lý các vùng răng sắc nhọn.
  • Giảm căng thẳng ở trẻ. Một số tình trạng loét miệng ở trẻ có thể liên quan đến căng thẳng. Hãy tìm hiểu và giúp trẻ giảm căng thẳng bằng cách an ủi, quan tâm, chia sẻ với trẻ.
  • Tránh đưa trẻ đến các môi trường hay tiếp xúc với nơi có yếu tố lây nhiễm cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *