Cách phòng bệnh thoái hoá cột sống hiệu quả nhất cho người cao tuổi

Thoái hoá cột sống là một trong số những căn bệnh thoái hóa mãn tính phổ biến nhất ở người cao tuổi, là tình trạng thoái hoá ở các thân đốt sống và đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và dây chằng cột sống. Các phần cột sống thường bị thoái hóa nhất là cột sống cổ và thắt lưng, vì đây là những vùng cột sống linh hoạt nhất nhưng thường chịu tải trọng nặng nhất và phải vận động nhiều nhất. Nếu để lâu không chữa trị sẽ để lại những biến chứng đáng tiếc như đau nhức, yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn hoặc liệt tứ chi. Hãy cùng gwaam.com tìm hiểu kĩ hơn căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh cho người cao tuổi qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao người cao tuổi lại bị thoái hoá cột sống?

Người cao tuổi bị thoái hoá cột sống
Người cao tuổi bị thoái hoá cột sống

Tuổi tác là nguyên nhân chính gây thoái hoá cột sống. Ngoài ra còn do các chấn thương như sau ngã; do tai nạn; do nghề nghiệp phải thường xuyên bưng bê, mang vác nặng các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc mắc phải một số bệnh về cột sống như: viêm đốt sống đĩa đệm, dị dạng cột sống, đau thần kinh toạ,… Những người mắc bệnh béo phì, suy giáp, tiểu đường, gút, cường cận giáp thường rất dễ bị thoái hoá cột sống sớm.

Triệu chứng của bệnh

Thoái hoá cột sống thắt lưng có 3 thể lâm sàng tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của đĩa đệm.

  • Thể thứ nhất là đau lưng cấp tính: cơn đau xuất hiện sau một tác động mạnh, đột ngột và trái tư thế, người bệnh có tư thế chống đau như lom khom, vẹo cột sống và có thể khỏi dần sau 1 – 2 tuần.
  • Thể thứ 2 là đau thắt lưng mạn tính: Người bệnh thường đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, hay bị tái phát do đĩa đệm thoái hoá nhiều, sức đàn hồi của đĩa đệm kém, giảm khả năng chịu lực, có phần lồi ra phía sau kích thích các nhánh thần kinh.
  • Thể thứ 3 là đau thắt lưng kết hợp đau thần kinh tọa một hay hai bên: đau cột sống thắt lưng, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, cẳng chân, khoeo có thể lan xuống gót chân hay các ngón chân. Nếu người bệnh bị thoái hoá cột sống cổ thì chủ yếu đau ở vùng cổ, đau có thể lan lên phía sau đầu hay thậm chí đau phía trong hốc mắt.

Khi có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh cánh tay thì thấy đau cột sống cổ lan xuống vai, tay. Nếu để lâu không được chú ý điều trị có thể để lại các biến chứng đáng tiếc; chẳng hạn như đau, yếu, tê bì, teo cơ tay,… Tất cả đều do tổn thương các rễ thần kinh cổ chi phối cánh tay. Một số bệnh nhân có thể bị liệt khi bị chèn ép tủy cổ. Cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút, buồn chán. Từ đó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc.

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống cho người cao tuổi

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống cho người cao tuổi
Điều trị bệnh thoái hoá cột sống cho người cao tuổi

Khi xuất hiện cơn đau do thoái hoá cột sống thì người bệnh nên nằm nghỉ tại giường vài ngày. Có thể dùng những thuốc giảm đau đơn giản như: paracetamol, thuốc kháng viêm non,… Có thể xoa bóp, bấm huyệt nhẹ nhàng vùng cột sống bị tổn thương. Kết hợp với nó là các phương pháp vật lý trị liệu như đắp paraffin, hồng ngoại, túi chườm,… Khi đi lại thì nên dùng các vật dụng chống đỡ; chẳng hạn như gậy, khung chống, đai lưng và nên hạn chế vận động nặng. Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.

Biện pháp dùng thuốc và phẫu thuật không phải lựa chọn hàng đầu khi điều trị bệnh thoái hóa cột sống ở người già. Vì khả năng hồi phục của người cao tuổi chậm và sức khỏe khá yếu. Thế nên, bạn nên cân nhắc khi áp dụng phương pháp này. Bệnh thoái hóa cột sống ở người già cần không được chữa trị. Bởi nếu bệnh kéo dài thì có thể dễ để lại các biến chứng nguy hiểm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như teo cơ, tê bì tứ chi, liệt các chi,…

Phòng bệnh thoái hoá cột sống cho người cao tuổi

Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể ngăn chặn. Nhưng bạn có thể làm chậm bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày; bao gồm các chất như canxi, vitamin D, vitamin K, vitamin C,…
  • Bổ sung Glucosamine từ các loại thức phẩm chức năng.
  • Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày.
  • Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
  • Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều; chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều. Khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống, xương khớp được thư giãn.
  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
  • Cân bằng cuộc sống, hạn chế stress và căng thẳng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *