Bệnh viêm loét hành tá tràng là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất, mức độ gia tăng của bệnh này ở Việt Nam đáng lo ngại, tỷ lệ dân số mang các yếu tố nguy cơ cao tới 70%. Căn bệnh này có thể gây ra các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hay hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hóa và tình trạng dinh dưỡng của người bệnh viêm loét hành tá tràng.
Mục lục
Bệnh viêm loét hành tá tràng
Bệnh viêm loét hành tá tràng là căn bệnh rất hay gặp, vị trí của tá tràng ở phần đầu của ruột non, hành tá tràng là đoạn đầu của tá tràng, đây là nơi tiếp xúc đầu tiên khi thành phần thức ăn đã được nhào trộn chuyển xuống từ dạ dày, chính vì vậy hành tá tràng là nơi thường xuyên phải chịu tác động nhiều của acid dạ dày. Đồng thời, những enzym tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy được đổ vào ruột non ngay tại hành tá tràng. Do đó, hình thành bệnh viêm tá tràng, hành tá tràng mà chủ yếu là hành tá tràng là nơi bị tổn thương cao nhất.
Triệu chứng bệnh viêm loét hành tá tràng
- Đau vùng thượng vị ( vùng rốn đến xương ức): Đau âm ỉ, bỏng rát, đau dữ dội vùng thượng vị. Cơn đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thường xuất hiện vào ban đêm, lúc đói.
- Khi ăn nhẹ các cơn đau có thể giảm, tần suất các cơ đau bất thường có thể đau vài ngày, vài tuần sau đó vài tháng hoặc năm sau mới lại đau tiếp…
- Có dấu hiệu ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, ăn không ngon, khó tiêu, mất ngủ, đầy hơi người gầy đi.
- Thời gian càng lâu, các triệu chứng mất dần tính chu kỳ, các đợt đau tăng dần lên và kèo dài liên tục .
- Xét nghiệm dịch vị, viêm tá tràng làm tăng acid.
Nguyên nhân bệnh viêm loét hành tá tràng
- Nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.Pylori).
- Do sử dụng thường xuyên các loại thuốc aspirin, haproxen, ibuprofen.
- Có tình trạng trào ngược dịch mật
- Hệ miễn dịch yếu.
- Tổn thương ở ruột non
- Căng thẳng do phẫu thuật, chấn thương.
- Ăn phải chất độc.
- Hút thuốc lá nhiều
- Hóa xạ trị ung thư.
Điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng
- Xử dụng thuốc tây làm giảm yếu tố gây loét, ức chế sự bài tiết acid clohydric pepsin hoặc trung hòa acid clohydric được bài tiết vào tá tràng.
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc
- Diệt trừ vi khuẩn H.Pylori
- Sử dụng thuốc đông y.
Ăn uống đúng cách khi viêm loét hành tá tràng
- Hạn chế uống rượu bia
- Không ăn các gia vị có hại cho dạ dày như ớt, tiêu, dấm, các chất chua.
- Thức ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm, chế biến luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món xào, rán.
- Ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim, … để giúp gia tăng bài tiết của nước bọt, tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid.
- Không để bụng quá đói làm dạ dày rỗng, co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí chảy máu; hoặc ăn quá no khiến dạ dày dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng cơn đau.
- Tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn, hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C tốt cho tiêu hóa -hấp thu.
- Ăn thức ăn dạng lỏng sau khi hết triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thì ăn đặc (cháo, cơm nát). Khi cơ thể ổn định sẽ ăn bình thường.
- Ăn chậm nhai kỹ
- Buổi tối nên ăn một ít bánh ngọt, uống sữa để dạ dày không bị rỗng.
- Không làm việc căng thẳng quá sức.
- Không hút thuốc