Hoà vào không gian văn hoá người Thái vùng Tây Bắc với điệu xòe Thái

Điệu xòe Thái là một nghệ thuật múa truyền thống và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là điệu múa dân gian mang niềm tự hào, ước mơ, khát vọng và thể hiện nét tinh hoa văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Thái. Điệu múa như là một món ăn tinh thần, là cầu nối kéo mọi người xích lại nhau hơn sau một ngày lao động vất vả. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những nét đặc sắc nhất của điệu xòe Thái truyền thống, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Điệu xòe Thái có từ bao giờ?

“Ðiệu xòe, điệu xòe có từ bao giờ, mà vẫn mê say như thuở nào…”. Ðúng như những ca từ trong ca khúc “Ðiệu xòe thương nhau” của nhạc sĩ Vương Khon, không ai biết chính xác điệu xòe có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ khi sinh ra, mỗi người Thái đã được nuôi dưỡng, lớn lên cùng với điệu xòe.

Xòe Thái không những đẹp về nghệ thuật mà còn mang tính nhân văn tốt đẹp, thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, tạo sức hút đặc biệt, khiến người vào xòe dù lớn, nhỏ, lạ, quen hay sớm, muộn thì vẫn cứ say mê như thuở ban đầu. “Xòe” trong tiếng dân tộc Thái nghĩa là điệu nhảy. Nghệ thuật xòe Thái được hiểu là nghệ thuật, trình diễn các điệu múa dân gian của dân tộc Thái, với sự tham gia của nhiều người, không giới hạn về số lượng.

Xòe Thái không những đẹp về nghệ thuật mà còn mang tính nhân văn tốt đẹp
Xòe Thái không những đẹp về nghệ thuật mà còn mang tính nhân văn tốt đẹp

Từ lâu, nghệ thuật xòe Thái đã đi vào văn học, thơ ca để lưu giữ. Và mô tả về nét văn hóa giàu bản sắc và vẻ đẹp độc đáo. Điệu xoè gắn bó với đời sống, văn hoá người Thái, được tổ chức trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng. Trải qua quá dài hình thành và phát triển, ngày nay, múa xòe đã trở thành “tài sản văn hóa” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

Múa xòe trở thành “tài sản văn hóa” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc

Múa xòe gồm nhiều điệu thức như: xòe khăn, xòe quạt, xòe nón, xòe sạp… Các điệu múa đều thể hiện tinh thần bình đẳng. Không phân biệt trai gái, già trẻ, vòng xòe càng nhiều người tham gia càng đậm đà, ấm cúng. Những người tham gia múa xòe tay trong tay. Chân bước nhịp nhàng theo tiếng cồng chiêng, tiếng bài hát “Inh lả ơi”. “Múa xòe hoa”… ngân vang núi rừng Tây Bắc.

Múa xòe trở thành “tài sản văn hóa” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc
Múa xòe trở thành “tài sản văn hóa” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc

Những điệu xòe Thái phổ biến và nổi tiếng hơn cả là. Điệu múa nón, múa sạp, múa quạt, múa vòng…Các điệu múa này thể hiện tình đoàn kết cộng đồng cao. Tất cả mọi người tham dự nắm tay nhau, vừa múa hát. Vừa nhảy múa theo tiếng khèn, tiếng cồng, chiêng rộn rã. Vòng xòe càng nhiều người tham gia càng thể hiện sự đậm đà, ấm cúng. Các điệu xòe đều khởi nguồn từ hiện thực cuộc sống. Của lao động sản xuất như gánh nước, xay thóc, giã gạo, hái rau, bắt cá…

Khách thăm đến với hội xòe, tay nắm tay cùng các thiếu nữ Thái duyên dáng. Nhún bước theo tiếng nhạc sôi động cùng nối vòng tay bè bạn. Kết nối mọi người trở về cội nguồn để trân trọng vẻ đẹp truyền thống dân tộc Thái. Có thể nói, những điệu múa xòe Thái là nét văn hoá tiêu biểu trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của người Thái, một  biểu tượng văn hoá của đồng bào vùng Tây Bắc của đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *