Hướng dẫn cách phòng bệnh lú lẫn hay quên cho người già

Theo thời gian, các vấn đề liên quan đến thể chất và sức khỏe của người già hoặc người lớn tuổi sẽ thay đổi đáng kể so với những người trẻ tuổi. Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về thần kinh, trong đó có bệnh lú lẫn hay quên. Căn bệnh này khiến người cao tuổi có lúc nhớ, hay quên, đôi khi lú lẫn, làm thay đổi các hoạt động thường ngày và không chỉ ảnh hưởng đến họ. Vậy bệnh lú lẫn hay quên là bệnh gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ra sao, phòng tránh và điều trị như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của gwaam.com để biết thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này cho người già nhé!

Vì sao người già lại bị lú lẫn hay quên?

Người già bị lú lẫn hay quên
Người già bị lú lẫn hay quên

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của bệnh lú lẫn hay quên ở người già. Nhưng chưa hề có một nguyên nhân nào thật sự được khoa học chứng minh. Phần nhiều người cho rằng lú lẫn hay quên ở người già xuất hiện là do tuổi tác. Nó khiến cho các tế bào não bị lão hóa, một số nơ-ron thần kinh bị chết. Nó làm cho việc liên kết giữa các tế bào thần kinh kém đi. Từ đó dẫn việc bộ não hoạt động kém và gây ra một số chứng bệnh; trong đó có lú lẫn, hay quên.

Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, Alzheimer, trầm cảm và di chứng của tai biến mạch máu não mới là nguyên nhân dẫn tới lú lẫn hay quên ở người già. Và với một số khác, việc uống các loại thuốc đặc trị một số bệnh như trợ tim, cao huyết áp, chống trầm cảm, an thần,… mới là nguyên nhân.

Triệu chứng của bệnh lú lẫn hay quên ở người già

Chúng ta có thể phát hiện bệnh bởi những biểu hiện sau đây:

  • Mất trí nhớ thường xuyên và ngày càng tăng: Đầu tiên người già sẽ chỉ quên đi một vài thứ, hoặc thỉnh thoảng mới chợt quên mất. Nhưng lâu dần, tỉ lệ quên đi càng tăng lên và người già cũng không có khả năng nhớ lại nữa.
  • Người già đôi khi sẽ đi lang thang, đôi khi bị lạc đường, đôi khi không xác định được nơi mình đang ở, đôi khi lại đòi đi tìm đồ bị mất, bị lạc.
  • Người già cũng có thể nhận nhầm người thân, nhận lầm cả vai vế trong nhà; hoặc kể những câu chuyện mà không ai biết về chúng. Đôi khi họ sẽ nói chuyện một mình, không thích nói nhiều,…

Khi người thân của bạn mắc những biểu hiện này, điều đó cho thấy rằng rất có thể họ đã mắc bệnh lú lẫn hay quên ở người già.

Chăm người già bị lú lẫn hay quên như thế nào?

Bệnh lú lẫn hay quên ở người già sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lí của người bệnh. Vậy nên việc chăm sóc họ ra sao là rất quan trọng. Người thân trong gia đình nên thường xuyên quan tâm tới người già. Hãy nói chuyện cùng họ để giúp họ trải lòng, không giữ muộn phiền trong lòng. Người thân cũng không nên tỏ ra khó chịu, lớn tiếng hay nạt nộ người già. Bởi điều này sẽ chỉ khiến tình trạng trở nên xấu hơn.

Đối với bữa ăn chúng ta cũng có thể chia thành nhiều bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp người già hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. Nếu như đang dùng thuốc điều trị, nên cho người bệnh uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng không nên để người bệnh một mình ra đường, vì họ có thể đi lạc.

Hiện nay chưa có một loại thuốc hay phương pháp nào có thể chữa dứt hoàn toàn bệnh lú lẫn hay quên ở người già. Tuy nhiên, vẫn có những loại thuốc giúp cải thiện được phần nào bệnh lú lẫn hay quên. Điều quan trọng nhất có lẽ vẫn là sự chăm sóc, quan tâm của người thân trong gia đình.

Phòng ngừa bệnh lú lẫn hay quên cho người già

Phòng ngừa bệnh lú lẫn hay quên cho người già
Phòng ngừa bệnh lú lẫn hay quên cho người già

Những thay đổi tích cực của chúng ta có thể thúc đẩy cơ hội chống lại bệnh lẫn tuổi già. Dưới đây là một số thói quen giúp tăng cường sức mạnh cho nã bộ:

  • Tập thể dục thường xuyên: Người già hãy dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Việc này là để giúp duy trì sức khỏe cho não bộ. Đối với những người trên 65 tuổi hãy thêm 2 – 3 buổi tập thể dục hằng tuần.
  • Kích thích tâm trí: Để bộ não hoạt động hiệu quả, những người cao tuổi hãy chơi cờ tướng, đọc sách, viết văn, ghi danh vào các câu lạc bộ,… để não thường xuyên hoạt động tốt hơn.
  • Có giấc ngủ chất lượng: Một giấc ngủ sâu và đủ giấc đảm bảo cho sự hình thành và duy trì bộ nhớ. Để có giấc ngủ ngon, trước khi đi ngủ người già có thể thư giãn bằng cách tắm nước nóng; đồng thời tắt ti vi, điện thoại. Nếu không ngủ đủ giấc vào ban đêm, một giấc ngủ trưa chất lượng có thể giúp đỡ ít nhiều.
  • Duy trì đời sống xã hội tích cực: Việc tham gia vào các hoạt động nhóm sẽ giúp người già có cơ hội tăng cường khả năng hoạt động của não bộ cũng như tạo sự vui tươi thoải mái trong tư tưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *