Kỳ lạ phong tục “làm bẩn” cô dâu, chú rể trước ngày cưới ở Scotland

Chúng ta đều đã quen với hình ảnh cô dâu, chú rể lộng lẫy và nổi bật nhất trong ngày cưới tượng trưng cho việc họ là hai nhân vật quan trọng và hạnh phúc nhất cho ngày trọng đại này. Tuy nhiên, nếu đến Scotland và tham gia vào đám cưới ở nơi đây thì chắc chắn bạn sẽ phải nghĩ lại. Bởi vì ở Scotland có một phong tục hết sức kỳ lạ có tên gọi “Blackening of the Bride” tức là làm bẩn cô dâu bằng nhiều chất bẩn như sữa hỏng, cá chết hay trứng thối. Nghe có vẻ như một hình thức “trừng phạt” nặng nề nhưng thực chất đây lại là một nghi lễ chúc phúc độc đáo và có từ hàng trăm năm trước. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu thêm về phong tục này của Scotland qua bài viết dưới đây nhé!

Nghi thức cổ xưa “Blackening of bride”

Đám cưới của người Scotland là sự kết hợp của những phong tục truyền thống và hiện đại. Với lịch sử và văn hóa phong phú; không có gì ngạc nhiên khi người Scotland nổi tiếng vì có một số truyền thống kỳ lạ nhất. Khiến cho đất nước này trở nên đặc biệt hơn.

Trong lễ cưới tại một số vùng ở đất nước Scotland, cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói. Sau đó sẽ bị đổ những chất bẩn lên người như sữa hỏng, cá chết, thực phẩm thối, trứng thối, lông vịt. Theo sách Khám phá những phong tục kỳ lạ trên thế giới, tại một vùng quê ở Scotland; phong tục cưới hỏi gắn liền nghi thức cổ xưa, được gọi là “Blackening of the Bride” (làm bẩn cô dâu).

Thay vì nhận những lời chúc phúc từ người thân, bạn bè trong không khí thật lãng mạn. Cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người như sữa hỏng, cá chết, thực phẩm thối, trứng thối, lông vịt… Sau đó, đôi uyên ương không được tắm rửa mà phải diễu hành quanh khu mình ở.

Tại một số vùng ở Scotland cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người
Tại một số vùng ở Scotland cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người

Ý nghĩa của phong tục “Blackening of the Bride”

Không có nhiều ghi chép về nguồn gốc của phong tục này. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc bôi đen, làm bẩn cô dâu chú rể trước lễ cưới xuất phát từ một nghi lễ của người Scotland từ hàng trăm năm trước

Phong tục này không phải để bôi nhọ cô dâu, chú rể. Mà nó được xem là hình thức trừ tà. Người Scotland tin rằng chất bẩn đổ lên người đôi vợ chồng mới cưới là lời nhắc nhở về những sóng gió, thử thách đang chờ đợi họ.

Cô dâu bị bôi bẩn là một cách chuẩn bị tinh thần, tăng ý chí chủ động cho cô ở giai đoạn cuộc sống mới. Khi gặp buồn bã trong hôn nhân, cô sẽ nhớ đến ngày này. Và nghĩ “mình từng trải qua ngày tháng đen đủi hơn thế”. Và thế là những vấn đề khó khăn trong hôn nhân rất nhỏ bé, dễ dàng vượt qua.

Cho đến ngày nay, nghi thức này vẫn được các cặp vợ chồng thời hiện đại tôn vinh và giữ gìn như một nét văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, nghi thức “bôi bẩn cô dâu” có thể thực hiện nhẹ nhàng hơn. Đó là cô dâu và chú rể chỉ phải bôi đen bàn chân của mình bằng tro hoặc xỉ. Chứ không nhất thiết phải “bôi đen” cả cơ thể.

Đôi nét về đất nước Scotland

Theo World Atlas, Scotland nằm về phía bắc và chiếm một phần ba diện tích của đảo Anh. Đảo này nằm ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Âu lục địa. Tổng diện tích của Scotland khoảng 78.772 km2. Biên giới trên bộ duy nhất của Scotland là với Anh, có chiều dài 96 km. Nằm giữa lưu vực sông Tweed trên bờ biển phía đông và vịnh Solway ở phía tây.

Scotland được mệnh danh là “Đất nước của những tòa lâu đài”
Scotland được mệnh danh là “Đất nước của những tòa lâu đài”

Glasgow là thành phố lớn nhất trong tổng số 32 đơn vị hành chính của Scotland. Nơi đây từng là một trong các thành thị công nghiệp hàng đầu thế giới. Thành phố này có diện tích hơn 368 km2, dân số hơn 615.000 người. Edinburgh là thành phố lớn thứ hai, đồng thời là thủ đô của Scotland từ năm 1437.

Scotland được mệnh danh là “Đất nước của những tòa lâu đài”. Tại quốc gia này, rất nhiều tòa lâu đài nổi tiếng hiện còn được giữ nguyên hiện trạng. Ví dụ như Craigievar, Fonab, Inverlochy, Glengorm, Dalhousie… Đặc biệt, Edinburgh – một tòa lâu đài điển hình. Từng là pháo đài và là nơi sinh sống của Hoàng gia Scotland.

Scotland chính là quê hương của James Watt (1736-1819). Sinh thời James Watt được xem là cha đẻ của máy hơi nước. Trở thành nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. James Watt chính là người đưa ra khái niệm mã lực và đơn vị SI của năng lượng watt được đặt theo tên ông.

Theo sách Kể chuyện danh nhân thế giới; Scotland cũng chính là nơi sinh của nhà văn lừng danh Athur Conan Doyle. Tác giả tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes cuốn hút hàng triệu độc giả toàn cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *