Bệnh sổ mũi ở trẻ em là một căn bệnh vô cùng phổ biến và hầu như 100% trẻ em đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Vì các nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau, nên trẻ có thể có các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi,… Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và tiến hành điều trị không đúng cách, từ đó dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến căn bệnh này ở trẻ nhỏ thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của gwaam.com nhé!
Mục lục
Nguyên nhân gây ra bệnh sổ mũi ở trẻ nhỏ

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là lúc trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi. Nguyên nhân là do:
- Không khí khô.
- Chất gây dị ứng.
- Cảm lạnh và cảm cúm.
- Amidan hoặc VA sưng to.
- Dị vật ở mũi.
Cách trị bệnh sổ mũi cho trẻ nhỏ
Sử dụng gừng và mật ong
Gừng và mật ong là hai vị thuốc “gia truyền” và có rất nhiều công dụng. Khi bé bị sổ mũi, ba mẹ hãy lấy 1 miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng cafe. Pha loãng và giữ ấm. Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
Sử dụng tinh dầu tràm
Ba mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các tinh dầu dành riêng cho em bé, đổ một ít ra tay, xoa đều vào lòng bàn tay hoặc gan bàn chân cho bé. Hoặc có thể cho đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.
Sử dụng nước muối sinh lí

Vệ sinh mũi sẽ lấy đi những chất bẩn, nước mũi đang làm tắc đường thở của bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ hút, rửa mũi cho con 4 lần 1 ngày bằng Natri Clorid 0,9% và dụng cụ hút mũi. Với trẻ lớn, xịt mũi cho con để làm loãng dịch mũi. Bạn hãy hướng dẫn con tự xì/hỉ mũi từng bên một bằng giấy sạch, mềm, loại dùng một lần. Khi sử dụng biện pháp này, ba mẹ nên tham khảo bác sĩ để có cách sử dụng đúng đắn. Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi bé hoặc bóp hai cánh mũi, bé có thể bị nhiễm khuẩn và càng bị sổ mũi nặng hơn.
Sử dụng thuốc trị sổ mũi dạng siro
Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, ba mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi dạng siro, dễ uống và giảm nhanh các triệu chứng, giúp bé thở dễ dàng và khỏi bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh sổ mũi cho trẻ nhỏ
Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị chảy nước mũi khi giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, bố mẹ nên:
- Giữ ấm cho trẻ trong những ngày lạnh hoặc thời tiết thay đổi; đặc biệt là vùng vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), sắt vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Với trẻ bú mẹ, mẹ nên hạn chế thức ăn dầu mỡ và chiên rán. Điều này sẽ giúp trẻ hấp thụ nguồn sữa tốt. Từ đó sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho bé.
- Vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng nơi bé ngủ.
Sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây cũng là căn bệnh gây ra nhiều khó chịu cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ và hiểu rõ về cách điều trị tại nhà như dùng thuốc, vệ sinh, hút mũi,… để can thiệp từ sớm. Nếu nhận thấy trẻ bị chảy nước mũi không có dấu hiệu thuyên giảm; hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như ho, đau nhức cơ thể, nôn ói, mệt mỏi,… tốt nhất bố mẹ nên đưa bé thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.