Ơ Đu là một dân tộc thiểu số duy nhất có ở Tương Đương (Nghệ An), do quá trình sinh hoạt chung với các đồng bào dân tộc khác trong vùng nên văn hóa truyền thống của dân tộc này ít nhiều đã bị mai một đi. Tuy nhiên những nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của phụ nữ Ơ Đu vẫn còn đó và người ta có thể dễ dàng phân biệt với trang phục của các dân tộc khác. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi tìm hiểu chi tiết về trang phục độc đáo của những người phụ nữ Ơ Đu, nếu bạn cũng đang tò mò thì đọc ngay nhé!
Mục lục
Đôi nét về dân tộc Ơ Đu
Ơ Đu là một trong những tộc người có dân số ít nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta (theo thống kê năm 1999 chỉ có 301 nhân khẩu). Trước đây họ cư trú tập trung ở xã Kim Đa huyên Tương Dương tỉnh Nghệ An. Ngày nay do xây dựng thuỷ điện, cự dân ơ Đu đã chuyển khỏi vùng lòng hồ, sinh sống tại xã Nga Mi huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An.
Trước đây do nền kinh tế thấp kém, người ơ Đu không chỉ phụ thuộc vào người Thải về kinh tế. Xã hội mà trong cách ăn mặc thường ngày cũng bị lệ thuộc vào người Thái. Theo quy định của chúa đất người Thái trước đây người ơ Đu. Không được ăn mặc khác và đẹp hơn người Thái mà phải đổi hoặc mua lai những bộ y phục cũ của người Thái để mặc. Sau ngày giải phóng (1954), người ơ Đu có sử dụng sản phẩm của mình để trao đổi lấy sợi vải của người Thái và tự dệt lấy vải mặc, nhưng chủ yếu vẫn là họ đổi lấy vải của người Thái hoặc mua vải ở cửa hàng mậu địch của nhà nước về cắt may, ít ai dệt vải để may trang phục cho mình.
Tìm hiểu nét độc đáo trong trang phục phụ nữ ở Ơ Đu
Trang phục phụ nữ người ơ Đu đơn giản bao gồm áo, váy và túi đeo
Áo, may bàng vải sợi bông tự dệt, màu trắng. Áo may kiểu 3 thân (một thân sau bằng hai thân trước), cổ tròn. Áo có xẻ tà, ống tay áo khá rộng và nối làm hai đoạn. Cúc áo bằng nhôm công nghiệp mua ngoài thị trường, Đổng bào ơ Đu cho biết, loại áo kiểu này là áo truyền thống của dân tộc, hiện nay vẫn còn được sử dụng phổ biến.
Trước kia đồng bào ơ Đu ở Kim Hoà, Kim Đa (Huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An) chỉ dung hàng trao đổi lấy hàng hoặc quần áo, váy của các dân tộc khác trong vùng để mặc. Hiện nay họ đổi lấy lụa của dân tộc khác về tự dệt vải hoặc mua vải trắng của nhà nước về may y phục. Thời gian gần đây tầng lớp thanh niên nam nữ đã mặc theo kiểu người Kinh với nhiều màu sắc khác nhau còn tầng lớp trung niên và các cụ già vẫn mặc áo màu trắng tự tay cắt may.
Điểm khác biệt ở chân váy của phụ nữ Ơ Đu so với bộ váy của người Thái
Lâu nay, người Ơ Đu sử dụng trang phục có nhiều nét tương đồng với trang phục của người Thái. Váy, họ đã tiếp thu bộ váy của người Thái. Thông qua hình thức trao đổi hàng hoá, mua bán mà có. Hiên tại chỉ có loại váy thêu hoa văn giống như váy của phụ nữ Thái. (nhóm Hàng Tổng) ở Nghệ An.
Váy gồm có ba phần: Cạp váy màu trắng, cao 20cm bằng vải sợi bông dệt thủ công. Thân váy may bằng vải bông nhuộm màu chàm. Phần gấu váy dệt trang trí các đường chỉ màu đỏ, xanh, tím, vàng. Tạo thành các vạch màu chạy song song với thân váy. Phần khoang giữa chân váy được khâu trang trí bằng 4 con hổ. Xen lẫn các hoa văn hình sóng nước, hình răng cưa. Phía dưới chân con hổ là hoa văn theo hình chân nhái.
Tuy nhiên điểm khác biệt dễ nhận thấy là chân váy của người phụ nữ Thái. Thường được thêu với nhiều loại hoa văn phần lớn. Là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời. Các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ. Còn chân váy của người phụ nữ Ơ Đu thường thêu các hình khối zíc zắc. Và nhỏ bản hơn so với chân váy người phụ nữ Thái. Túi đeo: Khi đi ra khỏi nhà, phụ nữ người ơ Đu thường đeo trên vai chiếc túi vải. Túi đeo của họ cũng giống như túi đeo của nam giới.