Đau dạ dày nên ăn trái cây gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà người bệnh đau dạ dày nào cũng thắc mắc, vì chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị căn bệnh này. Cùng điểm qua một số loại trái cây được các bác sĩ, chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng khi bị viêm loét dạ dày. Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn hoa quả gì an toàn và tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Mục lục
Một số loại trái cây không tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần dùng thức ăn giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Tuy nhiên cần lưu ý một số loại trái cây không tốt cho người bệnh dạ dày.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn trái cây họ cam quýt
Trái cây họ cam quýt như: cam, chanh, quýt, bưởi… rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao trong các loại trái cây này có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt, đặc biệt là chanh, cam có lượng axit cao, có vị chua gây kích thích niêm mạc dạ dày và tăng tiết axit dạ dày, làm tăng sự khó chịu của cơn đau dạ dày. Vì vậy người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng loại trái cây này.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn hồng
Quả hồng rất giàu glucose, protein, fructose, vitamin và khoáng chất, chủ yếu là vitamin C, beta caroten, iot, canxi, photpho, sắt… Mặc dù quả hồng ăn rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng không phải ai cũng có thể ăn hoặc ăn nhiều hồng được. Nguyên nhân là quả hồng còn có chứa chất tanin gây ra vị chát và chất pectin. Chất này có nhiều trong vỏ và quả hồng xanh chưa chín kỹ.
Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi ăn nhiều hồng, nhất là ăn khi đói, các chất này cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… Ăn hồng khi đang có triệu chứng đau dạ dày sẽ khiến cơn đau càng trở nên trầm trọng hơn. Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở ruột, dễ dẫn đến tắc ruột. Do vậy, người mắc bệnh dạ dày không nên ăn hồng.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn dưa hấu
Dưa hấu là trái cây rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin A, C, B5, kali, lycopene… Đặc biệt, vitamin C và lycopene có trong dưa hấu là chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương bởi gốc tự do. Ngoài giá trị dinh dưỡng và giải khát, dưa hấu còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải nóng, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu… Tuy nhiên, do dưa hấu có tính hàn nên những người có chức năng tiêu hóa kém, hay đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt là người mắc bệnh dạ dày không nên ăn.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn chuối
Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng, trong chuối có chứa hàm lượng lớn pectin – một loại chất xơ hòa tan giúp giảm thiểu các triệu chứng khó tiêu và táo bón. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì những người bị đau dạ dày chỉ nên ăn chuối đã chín kĩ, hạn chế ăn chuối tiêu và không nên ăn chuối khi bụng còn đói.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn quả xoài
Trong quả xoài có nhiều protein, chất xơ, vitamin C, A … có lợi cho sức khỏe. Nhưng người bị bệnh viêm dạ dày không nên ăn xoài. Đặc biệt là xoài xanh, xoài chua, kể cả một số loại xoài khi chín vẫn còn vị chua. Vì có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Nếu muốn ăn, chỉ nên ăn xoài chín ngọt, ăn ít và không ăn khi đói.
Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn dứa
Dứa là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, canxi; kali, phốt pho… Dứa còn có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong dứa có nhiều axit. Và một số enzym có tác dụng phân hủy protein; làm tăng phản ứng viêm, tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Vì vậy người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn dứa. Với người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều hay ăn dứa vào lúc đói dễ gây nôn nao; cồn cào, khó chịu.
Để bảo vệ niêm mạc dạ dày; các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên dùng các thức ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo. Dùng các loại thực phẩm có tính bao bọc như gạo nếp, bột sắn, bánh mì… Thức ăn nấu mềm, dễ tiêu. Ăn đủ bữa và đúng giờ. Không ăn quá no làm dạ dày phồng căng; sinh ra nhiều axít có hại gây đau. Tuy nhiên cũng không được để quá đói. Nên ăn chậm, nhai kỹ; nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, giúp trung hòa axít trong dạ dày.