Viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới và căn bệnh này thường gặp ở người trên 40 tuổi, trong đó thì nam dễ mắc bệnh hơn nữ. Vì là thể mãn tính nên căn bệnh này rất khó để có thể chữa khỏi hoàn toàn và sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Chẩn đoán sớm để theo dõi và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh của mình tốt hơn và đây cũng là một việc quan trọng mà những người có tuổi tác cao cần phải nắm rõ. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho người cao tuổi thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của gwaam.com nhé!
Mục lục
Vì sao người già lại bị viêm phế quản mãn tính?
Do suy giảm sức đề kháng
Thường ở những đối tượng trung niên là bắt đầu có nhiều dấu hiệu của bệnh tật, ở những người càng cao tuổi thì sức khỏe càng sa sút nên các vi khuẩn, vi rút gây bệnh rất dễ dàng tấn công. Chính vì vậy chỉ cần sống trong môi trường không được lành mạnh như khói bụi, hóa chất, bếp than, bếp củi lâu ngày hay mỗi khi thời tiết thay đổi nhẹ thôi là cũng khiến cho người già không đủ sức đề kháng và dễ bị viêm phế quản mãn tính. Đây là nguyên nhân viêm phế quản mãn tính ở người già phổ biến hơn bao giờ hết.
Tình trạng ô nhiễm môi trường
Song song với sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế xã hội thì hàng ngày con người cũng phải đối mặt với một môi trường sống xanh, trong dần bị ô nhiễm bởi không khí, khí thải, hóa chất,… cùng những yếu tố về môi trường chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người phải sống chung với khói bụi, đặc biệt là ở những người già khi mà sức đề kháng suy giảm nên dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phế quản mạn tính.
Do chế độ ăn uống
Đây cũng là nguyên nhân viêm phế quản mãn tính ở người già mà có nhiều đối tượng gặp phải. Khi còn trẻ có thể nhiều người chủ quan trong việc ăn uống. Họ sẽ có những hành động không yêu thương bản thân khiến cho khi về già sức khỏe giảm sút. Nhưng khi cao tuổi thì họ lại ăn uống ngặt nghèo hơn. Thế nên cũng khó đảm bảo được năng lượng cần thiết cho cơ thể. Từ đó rất dễ tạo cơ hội cho các bệnh như viêm phế quản, ung thư phổi phát triển.
Do sử dụng những chất gây hại
Theo như các chuyên gia đã thống kê thì có đến tận 30% những người già bị viêm phế quản mãn tính là do sử dụng thuốc lá, thuốc lào. Như đã biết hút thuốc có hại cho sức khỏe, nhưng nhiều người không tin vào điều đó. Thế nên họ vẫn tiếp tục thói quen tưởng như vô hại này. Trong khói thuốc có chứa thành phần chủ yếu mà các nicotin, carbon monoxide,… kích thích niêm mạc ở phế quản khiến cho người hút bị ho, đồng thời gây ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân viêm phế quản mãn tính ở người già.
Cách trị viêm phế quản mãn tính cho người già
Thông thường, người già bị viêm phế quản mãn tính khi điều trị cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như sau:
- Dùng kháng sinh: Khi có biểu hiện nhiễm khuẩn như: đờm vàng hoặc có mủ; sốt, chỉ số bạch cầu trong máu tăng,… Với thể tắc nghẽn mạn tính và nhày mủ cần dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng ngay. Nên ưu tiên 2 nhóm: cephalosporin thế hệ 2, 3 và macrolid: rovamyxin, roxithromixin.
- Dùng thuốc long đờm: acemux, bisolvon.
- Phế quản tắc nghẽn, khó thở thì dùng thuốc giãn phế quản: phổ biến là salbutamol, theophylin; dùng Corticoid: prednisolon, metylprednisolon; vận động liệu pháp: vỗ rung, dẫn lưu tư thế; hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập: nếu rối loạn thông khí nặng.
Lưu ý: Để có liệu trình chữa trị tốt nhất nên thăm khám bác sỹ chuyên môn hô hấp hoặc bác sỹ chuyên ngành lão khoa. Tuyệt đối không được tùy tiện chữa trị bằng thuốc tự mua hoặc nghe theo bài thuốc chưa được kiểm định, xác thực tính chính xác.
Phòng bệnh viêm phế quản mãn tính cho người già
- Để phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, người cao tuổi cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, thuốc lào.
- Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông thoáng.
- Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Bạn có thể choàng khăn; bịt khẩu trang; đi găng tay, chân khi ra đường để tránh gió lùa.
- Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý và đánh răng hàng ngày, đúng cách.
- Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm. Bạn không nên để bệnh trở thành mạn tính.
- Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình. Bạn không nên gắng sức vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.