Lễ cúng “Pủ Xừa” là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần lâu đời của cộng đồng người Thái ở Nghệ An. Cứ vào tháng 9 âm lịch hàng năm thì người dân ở đây lại tổ chức nghi lễ cúng thần cây với không gian là dưới một gốc cổ thụ lớn trong bản. Mỗi gia đình sẽ tự chuẩn bị một mâm cỗ để đến cúng thần linh với mong muốn cầu may mắn, sức khỏe và mùa màng bội thu. Mặc dù nghi lễ này đến hiện nay đã phần nào mai một về ý nghĩa nhưng đó vẫn là nét đặc sắc trong văn hóa cộng đồng người Thái. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn nghi lễ “Pủ Xừa” trong bài viết dưới đây nhé!
Lễ “Pủ Xừa” theo truyền thống diễn ra vào ngày 12 tháng 9 âm lịch
Cứ mỗi tháng 9 âm lịch, người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu lại diễn ra một lễ hội gọi là “pủ xừa”. Lúc này, cư dân bản địa vốn quen trồng lúa nước đã xong vụ gặt. Nhiều người cho rằng nghi lễ này liên quan đến các chuỗi các lễ hội cầu mùa của cộng đồng người Thái và các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
Nghi lễ diễn ra dưới một cây thị lớn trên ngọn đồi gọi là Tèn Pỏ. Nơi đây có ngôi đền Chiêng Ngam lớn nhất huyện. Quỳ Châu thờ những người được cho là có công khai bản lập mường. Gồm ba vị Xiêu Bỏ, Xiêu Ké, Xiêu Luông. Trong ngày lễ, mỗi hộ dân trong bản đều dậy sớm mổ gà. Nấu món “moọc” làm từ thịt lợn, gà, gạo và gia vị gói trong lá chuối rồi hấp chín.
Món ăn này thường xuất hiện trong nhiều nghi lễ dân gian của cộng đồng người Thái xứ Nghệ. Ngoài các mâm cúng của người dân, ban quản lý bản cũng mổ lợn cúng riêng. Những phần thịt được chia ra làm ba mâm trong đó có mâm thờ các thần cai quản đất đai. Cỏ cây (thổ địa), nột mâm thờ cây “pủ xừa” và mâm còn lại cúng cho ba vị có công khai bản lập mường.
Ý nghĩa của lễ “Pủ Xừa”
Lễ cúng thường diễn ra khá ngắn gọn. Không khí của buổi lễ khá trang nghiêm. Dù đến trước hay đến sau, ai nấy đều lặng lẽ tìm cho mình. Một chỗ cạnh gốc cây rồi trải chiếu bày mâm lễ. Ngoài những mâm cúng của từng hộ gia đình còn có mâm chính của cả bản. Bày một con lợn, xôi, gà và 1 vò rượu cần.
Chủ lễ cúng khấn gọi các thần linh về hưởng lộc. Và phù hộ cho cộng đồng được manh khỏe, làm ăn tốt, mưa thuận gió hòa. Sau lễ cúng, mỗi người đến thắp hương tại gốc cây thiêng và trở về nhà. Mỗi nhà sẽ có tổ chức hội riêng nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình. Ngày chưa có dịch, dân bản vẫn thường chung vui tại một địa điểm cố định.
Tuy nhiên việc tổ chức phần hội bị hạn chế để phòng dịch COVID–19. Lễ “pủ xừa” cũng là nghi lễ tâm linh lớn cuối cùng của cư dân địa phương trong năm. Qua tìm hiểu những nghi lễ tâm linh từ nhiều địa phương khác nhau ở miền núi Nghệ An thì nhận thấy rằng. Lễ “pủ xừa” thuộc một trong hàng chuỗi các lễ hội diễn ra vào mùa thu hoạch lúa nương, kéo dài từ tháng 8 âm lịch cho đến cuối năm.