Bệnh nấm da do nhiều loại vi nấm khác nhau gây ra, có thể làm tổn thương da, tóc và móng. Trẻ em cũng phải đối mặt với nguy cơ nhiễm nấm da tương tự như người lớn. Một số bệnh nhiễm nấm rất dễ lây lan, vì vậy mà nhiều trẻ nhỏ cũng mắc phải căn bệnh này do dùng chung đồ chơi với trẻ bị bệnh hoặc do tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh hoặc cũng có thể là dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh, từ đó nó sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan từ người này sang người khác. Hãy cùng gwaam.com điểm qua một số thông tin cơ bản về căn bệnh nấm da ở trẻ nhỏ để có cách phòng tránh bệnh kịp thời cho trẻ qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao trẻ em lại bị nấm da?

Bệnh nấm da do nấm dermatophyte gây ra, dẫn đến tình trạng nhiễm nấm ở vùng thượng bì da tại các vùng da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi, chẳng hạn như các vùng, đùi, mông, chân, tay và vùng sinh dục. Bệnh có thể lây nhiễm qua việc tiếp xúc với người bệnh, tiếp xúc với những động vật mắc bệnh, hoặc bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc, dùng chung đồ vật với người bệnh. Một số căn bệnh nấm da thường gặp là nấm da tay chân, nấm da đùi, nấm da thân, nấm da đầu,…
Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nấm da là bệnh nhân có các triệu chứng đỏ, ngứa ở các vùng da bị nhiễm nấm; nhất là ở mặt, tay, chân, đùi, mông,… Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân cũng có cảm giác đau rát khi vận động. Tuy nhiên, căn bệnh sẽ càng trần trọng hơn nếu bệnh nhân khó chịu và gãi. Bởi nó sẽ làm lây lan mầm bệnh sang những bộ phận khác trên cơ thể. Như vậy có thể gây nhiễm trùng da, viêm da,… khiến các bác sĩ khó điều trị dứt điểm.
Bệnh nấm da mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, các mẹ nên lưu ý cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho bé và các thành viên trong gia đình.
Triệu chứng của bệnh nấm da ở trẻ em
Có nhiều bệnh về da tương tự như bệnh nấm da. Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ tốt nhất nên tới bệnh viện để kiểm tra. Dưới đây là một số bệnh nấm da thường gặp và triệu chứng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Nấm da chân: Bệnh gây ra các triệu chứng như da đỏ, khô, nứt và ngứa giữa các ngón chân.
- Ngứa vùng bẹn và đùi trên: Bệnh này xảy ra khi một loại nấm phát triển và lây lan ở vùng bẹn. Loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm áp.
- Lác: Đây là bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Hai dấu hiệu nổi bật nhất là ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi những mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của sang thương.
- Bệnh lang ben: Đây là một bệnh nấm da phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay. Tổn thương có thể có màu hồng, nâu, màu đồng nhạt; hoặc nhạt màu hơn so với vùng da xung quanh. Có thể gây ngứa nhẹ.
Khi bị nhiễm bệnh, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây bạn sẽ được các bác sĩ chuẩn đoán và chữa trị đúng cách. Sau khi khỏi bệnh, nên giữ vệ sinh hàng ngày để tránh bị mắc bệnh trở lại.
Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm da cho trẻ

Cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh nấm da là phải giữ gìn vệ sinh hàng ngày, nhất là thường xuyên tắm rửa sạch sẽ sau khi vận động, chơi thể thao hay hoạt động ngoài trời. Lưu ý là bạn nên sử dụng xà phòng có độ kiềm vừa phải. Không nên sử dụng xà phòng có độ kiềm quá cao làm khô da.
Bên cạnh đó, sau khi tắm xong, bạn không nên mặc những bộ quần áo còn ẩm ướt. Bạn hãy mặc những loại quần áo khô ráo. Trong những trường hợp hoạt động nhiều ngoài trời thì nên thay đồ lót ít nhất 1 lần/ngày. Các mẹ nên nhớ giữ quần áo của gia đình trong trạng thái khô ráo nhất. Bạn có thể phơi quần áo ở những nơi có ánh sáng, khô thoáng.
Các chị em phụ nữ cũng nên lưu ý và nhắc nhở mọi người trong gia đình không sử dụng các đồ dùng sinh hoạt cá nhân của nhau; chẳng hạn như khăn tắm, khăn lau mặt, chăn, quần áo,… Ngoài ra, mẹ nên nhắc bé luôn luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, bạn cũng phải giữ nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thường xuyên giặt giữ chăn màn,… để diệt trừ nấm gây bệnh và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.