Hát then không chỉ là một loại hình nghệ thuật diễn xướng mà còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của ba dân tộc Tày, Nùng, Thái. Ở thời kỳ cuộc sống còn khó khăn thì người ta tìm đến then để giải ốm đau, tai họa hay cầu mong những vận may đến. Vào mỗi dịp tháng giêng các gia đình anh em, họ hàng lại quây quần cùng nhau để nghe then giải hạn, đón một năm mới với nhiều niềm may mắn. Một trong những địa phương còn giữ nhiều nghi lễ then vô cùng đặc sắc đó là huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), tại đây có những câu lạc bộ then vẫn luôn giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Tày.
Hát then là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) là vùng đất sinh sống của đồng bào dân tộc Tày, là nơi tồn tại nghi lễ then cổ vô cùng đặc sắc. Ở Bình Liêu, các câu lạc bộ (CLB) then đang có những cách làm mới, góp phần lưu giữ truyền thống. Không đơn thuần là một loại hình nghệ thuật diễn xướng, hát then còn là một hình thức tín ngưỡng lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái.
Then gắn liền với cuộc sống của người dân, dù buồn, vui người ta cũng hát then để giãi bày tâm sự với trời, đấng bề trên. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, cũng như nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát then đang đứng trước nguy cơ mai một. Nguyên nhân chính là lớp nghệ nhân nắm giữ kho tàng then cổ là những ông then, bà then ngày càng già yếu, qua đời. Trong cơ chế thị trường, không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang bị co hẹp. Lớp trẻ không mặn mà với nghệ thuật truyền thống của cha ông.
Giá trị văn hóa tục hát then của người Tày ở huyện Bình Liêu
Cũng như người Tày ở nhiều vùng khác, người Tày ở Bình Liêu không theo tôn giáo nào. Mà chỉ có tín ngưỡng dân gian với tục thờ cúng tổ tiên, thần thánh. Ma quỷ mà người Tày gọi chung là Phi (có Phi lành, Phi dữ). Bởi vậy, nghi lễ then là hệ thống lời hát có làn điệu. Kèm với các nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Tày.
Trong dòng chảy đó, tục hát then của người Tày ở huyện Bình Liêu cũng bắt nguồn từ xa xưa. Phát triển mạnh mẽ nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Các bài hát then đã góp phần tích cực động viên con em dân tộc Tày. Lên đường đánh giặc cứu nước, vận động thực hiện Phong trào “Ba đảm đang” ở hậu phương.
Phát huy giá trị của hát then, bên cạnh duy trì những điệu then cổ. Các nghệ nhân ngày nay đặt lời mới, cải tiến nhạc để dễ thực hành. Trong cuộc sống và biểu diễn trên sân khấu. Nội dung phản ánh sinh hoạt, tình cảm, mang hơi thở cuộc sống của đồng bào gắn liền với thiên nhiên miền núi, phản ánh tinh thần tiến bộ, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, văn minh.
Huyện Bình Liêu hiện nay vẫn còn có nhiều làng, bản duy trì tốt tục hát then
Hiện nay, ở huyện Bình Liêu vẫn còn nhiều làng, bản duy trì tốt tục hát then, đàn tính, như. Cốc Lồng, Bản Pạt, Cáng Bắc (xã Lục Hồn); Phiêng Mùng, Nà Khau. Đồng Long, Phiêng Tắm (Đồng Tâm). Khe Lánh (Vô Ngại); Chang Nà, Nà Pào, Pắc Liềng (Tình Húc). Khu Bình Công I, Bình Công II (thị trấn Bình Liêu)… Những thành viên trong các CLB hát then của địa phương. Dù bận rộn với công việc gia đình, nương rẫy. Nhưng vẫn say mê sưu tầm các làn điệu then cổ, đặt lời cho các bài then mới.
Già làng Trần Sìu Thu, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hoành Mô. Chủ nhiệm CLB Hát then, đàn tính xã Hoành Mô cho biết. “Chúng tôi thường phối hợp với các đoàn thể, lực lượng chức năng để vận động bà con dân bản. Chấp hành nghiêm chính sách của Đảng và Nhà nước. Chúng tôi vì thế càng cố gắng biết thật nhiều, thuộc thật nhiều dân ca. Nhất là làn điệu lời mới để đi hát cho bà con nghe”.
“Không có cách vận động nào đến với dân bản nhanh bằng việc. Lồng những nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, bản làng đổi mới. Đời sống yên bình… vào trong câu hát của họ”. “Tôi rất vui khi thấy thanh niên say sưa với văn hóa dân tộc. Hằng tuần, chúng tôi đều họp mặt ở nhà văn hóa để tập luyện, ít khi thấy cháu nào vắng mặt. Các cháu đều tập luyện hăng hái, khi biểu diễn phục vụ bà con cũng rất nhiệt tình”, già làng Trần Sìu Thu nói.