Thiếu máu, thiếu sắt trong thức ăn là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nó xảy ra khi cơ thể của trẻ thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, axit folic và vitamin B1. Trong đó, bệnh thường gặp nhất ở trẻ em là bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, thiếu sắt còn cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ và có thể gây ra các vấn đề về thể chất và tinh thần như mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung, dị tật cơ bắp. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu, thiếu sắt trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ nhỏ bị thiếu máu, thiếu sắt
Trẻ nhỏ sau sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất. Trong sữa mẹ, tuy hàm lượng chất sắt không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể bé hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt và dẫn đến thiếu máu.
Trong những năm đầu đời, trẻ tăng trưởng rất nhanh do đó lượng sắt cần nhiều hơn. Sắt cần cho sự tăng trưởng của các mô và sự tăng khối lượng hồng cầu. Nhu cầu sắt cho 1 kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành. Trong khi đó lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn.
Tình trạng trẻ nhỏ bị thiếu máu, thiếu sắt
Ở nông thôn, vùng núi, thức ăn bổ sung cho trẻ là ngô, gạo, khoai…rất nghèo chất sắt và chất sắt loại này rất khó hấp thụ. Sắt trong thức ăn động vật ( thịt, trứng, cá, tôm…) có chất lượng cao và đễ hấp thu hơn sắttrong đậu đỗ. Vitamin C có trong rau xanh, các loại quả chín giúp hấp thu sắt tốt hơn. Bữa ăn của trẻ em ở nông thôn…thường ít thức ăn giàu dinh dưỡng vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung sớm và thức ăn nghèo chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu máu.
Biểu hiện trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt
Da xanh xao, yếu ớt, triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen nên rất khó phát hiện. Trẻ có biểu hiện chán ăn, ít ngủ, khó ngủ, hayquấy khóc, vật vã, chậm vận động hơn các trẻ cùng lứa tuổi: chậm biết ngồi, chậm đứng, chậm biết đi…trẻ hay kêu đau nhức trong xương…khi phát hiện con có một hay nhiều triệu chứng kể trên các mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị.
Biện pháp dinh dưỡng khắc phục tình trạng trẻ thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Làm cơ thể trẻ mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung… khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Do vậy khi trẻ được chẩn đoán là thiếu máu, chế độ dinh dưỡng để cân bằng lại các vi chất, phòng tránh thiếu máu là rất quan trọng.
- Phòng chống thiếu máu cho mẹ nguyên nhân khi còn bào thai, con đã nhận được sắt từ người mẹ để phát triển và có một chút dự trữ. Sau đó trẻ tiếp tục nhận được sắt qua nguồn sữa mẹ.
- Trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Trẻ lớn hơn cần có chế độ dinh dưỡng đủ cả số lượng và chất lượng.
- Bữa ăn của trẻ cần đủ năng lượng và các loại thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật. Như thịt đỏ (lợn, bò, gà), trứng, sữa, tôm, cua, ốc… các loại thực phẩm này có nguồn gốc rõ ràng; có chứa sắt có tỷ lệ hấp thu cao hơn. Đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ.
- Muốn hấp thu sắt tốt hơn cần ăn thức ăn có nhiều vitamin C (rau ngót, mồng tơi, quả đậu, các loại quả chín như chuối, đu đủ…)
- Tẩy giun định kỳ cho bé, giữ gìn vệ sinh ăn uống.