Vai trò quan trọng của việc tầm soát ung thư định kỳ

Hiện nay, tầm soát ung thư được coi như là kim chỉ nam của mọi người nhằm mục đích phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn và đưa ra phác đồ điều trị căn bệnh quái ác một cách hiệu quả. Từ đó, nguy cơ tử vong và chi phí chữa chạy ung thư cũng được giảm bớt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến phương pháp khoa học này cũng như những đối tượng đặc biệt cần tầm soát ung thư định kỳ. Chính bởi vậy, trong bài viết ngày hôm nay, gwaam.com sẽ mang tới cho các bạn độc giả những thông tin nên biết về tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư!

Những căn bệnh ung thư người Việt Nam thường mắc

Ung thư phổi là loại phổ biến nhất trên thế giới
Ung thư phổi là loại phổ biến nhất trên thế giới

Ung thư là hiện tượng các tế bào sinh trưởng bất thường, tăng sinh số lượng không kiểm soát. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng các tế bào xung quanh tạo khối u. Giai đoạn về sau có thể xâm lấn đến các tế bào xa hơn. Gọi là di căn, gây ra nguy cơ tử vong rất cao.

Do đó, việc tầm soát ung thư định kỳ là cực kỳ quan trọng. Từ đó có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ung thư. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, có 05 loại ung thư phổ biến mà người Việt dễ mắc nhất. Đó là:

  • Ung thư phổi: Trong hơn 100 loại ung thư đã được phát hiện, ung thư phổi là loại phổ biến nhất trên thế giới. Với 12.4% các loại ung thư. Tại Việt Nam, cứ 20.000 ca mắc bệnh, sẽ có 17.000 ca tử vong vì ung thư phổi.
  • Ung thư dạ dày: Mỗi năm có 15.000 đến 20.000 ca bệnh mới. Đến 75% bệnh nhân đến khám được xác định bệnh đã đến giai đoạn cuối.
  • Ung thư gan: Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới. Mỗi năm có hơn 10.000 ca bệnh mới.
  • Ung thư đại tràng: Nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới rất nhiều. Đặc biệt là nhóm tuổi từ 20 đến 49 bị ung thư đại tràng đang ngày càng tăng.
  • Ung thư vú: Mỗi năm có 15.000 ca bệnh mới. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú lên đến 35%.

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư định kỳ

Năm 2020, Việt Nam có hơn 190.000 ca ung thư mới. Đây là số liệu theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế – IARC. Ngoài việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Tỉ lệ mắc ung thư đang có xu hướng tăng nhanh. Số lượng người trẻ bị bệnh ngày càng cao. Việc tầm soát ung thư định kỳ cũng rất quan trọng. Đây là biện pháp nhằm phát hiện được bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng nào.

Đối với một số loại ung thư chưa có biểu hiện hay triệu chứng nghiêm trọng. Hay khi khối u còn đang rất nhỏ chưa đủ để ảnh hưởng, chưa phát triển to lên hay di căn ra các mô xung quanh. Vậy thì phương pháp tầm soát ung thư có khả năng phát hiện với độ chính xác cao. Nhờ vào những thủ thuật y khoa chuyên biệt và biện pháp y học hiện đại.

Theo tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC công bố năm 2018, Việt Nam có tỷ lệ 104.4/100.000 người tử vong vì căn bệnh ung thư. Xếp thứ 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một con số rất cao. Do vậy, tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện, điều trị kịp thời. Đồng thời giảm tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra. Phần lớn những ca bệnh khi đến khám ung thư đã tiến vào giai đoạn cuối, rất khó điều trị. Nếu ung thư được phát hiện sớm. Vậy thì có thể được kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm thời gian tiền bạc. Từ đó làm giảm biến chứng và tăng tuổi thọ.

Đối tượng đặc biệt cần tầm soát ung thư định kỳ

Hiện nay, ung thư đang ngày càng trẻ hóa
Hiện nay, ung thư đang ngày càng trẻ hóa

Hiện nay, với chế độ ăn uống vận động không lành mạnh, liên tục tiếp xúc với nhiều tác nhân vật lý hóa học nguy hại, ung thư ngày càng trẻ hóa. Không chỉ những người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng dễ bị ung thư. Vì vậy bất kì ai cũng đều nên thực hiện tầm soát ung thư. Đặc biệt, những đối tượng sau được bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư định kỳ:

  • Người hút nhiều thuốc: Nguyên nhân gây ra ung thư phổi chủ yếu là do hút thuốc. 90% người bệnh đều sử dụng thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư gan, dạ dày, thực quản, vòm hầu, miệng.
  • Người mắc bệnh mạn tính: Những người bị viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày mạn tính, bệnh tái phát nhiều lần không khỏi rất dễ bị ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày.
  • Người có người thân bị ung thư: Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư. Nhất là quan hệ cận huyết.
  • Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học: Sinh hoạt rối loạn, ít vận động, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.

Hy vọng rằng, những lời khuyên trên đây của chúng tôi sẽ có thể giúp các bạn hình thành thói quen tầm soát ung thư định kỳ. Đừng quên thực hiện nó để có thể giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho chính bản thân mình và cả gia đình nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *