Bệnh tự kỉ ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Tự kỉ là một căn bệnh rối loạn phát triển nhiều mặt, nhưng chủ yếu là rối loạn các kỹ năng xã hội, giao tiếp và ngôn ngữ, từ đó dẫn đến các hành vi bất thường. Hiện nay, số trẻ mắc chứng tự kỉ ngày càng tăng cao hơn (cứ 1.000 trẻ thì có từ 2 đến 5 trẻ bị tự kỷ) khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Đây là căn bệnh rất phổ biến và nhiều trẻ em mắc phải, tuy nhiên các bậc phụ huynh chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh đáng sợ này nên việc phát hiện và phòng tránh bệnh khá khó khăn. Để hiểu thêm về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh cho trẻ, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của gwaam.com.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỉ

Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do:

  • Đẻ non tháng dưới 37 tuần.
  • Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g.
  • Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.
  • Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.
  • Vàng da nhân não sơ sinh.
  • Chảy máu não-màng não sơ sinh.
  • Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não.
  • Thiếu oxy não do suy hô hấp nặng.
  • Chấn thương sọ não.
  • Nhiễm độc thuỷ ngân.

Yếu tố di truyền:

  • Bất thường về nhiễm sắc thể.
  • Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.

Yếu tố môi trường:

  • Môi trường sống ít có kích thích lên sự phát triển của trẻ trong 24 tháng đầu: chủ yếu cho trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc,… thay cho sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình.
  • Một số hoá chất, kim loại nặng có thể gây tổn thương não.

Triệu chứng của bệnh tự kỉ ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh tự kỉ ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh tự kỉ ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tự kỉ ở trẻ. Tuy nhiên, theo một số thống kê, nguyên nhân mắc bệnh tự kỉ phổ biến nhất chính là do di truyền. Khi trẻ mắc bệnh tự kỉ, ba mẹ sẽ nhận thấy trẻ thường gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác. Đặc biệt là trẻ không vui vẻ, cười đùa, ít giao tiếp bằng mắt với người khác và thường xuyên có những hành động, lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần.

Hơn nữa, trẻ mắc bệnh tự kỉ cũng ít chịu hoạt động, không có hứng thú với các hoạt động thể chất, không chịu tham gia các trò chơi sôi nổi như các trẻ bình thường khác. Trẻ có dấu hiệu sống khép kín, lãnh đạm, thờ ơ, thậm chí khó thích nghi với các hoàn cảnh xung quanh cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên rụt rè, nhút nhát, sợ vật lạ, người lạ, trẻ không thích chơi với bạn bè, chỉ chơi với các đồ vật quen thuộc. Đi kèm với các dấu hiệu này là trẻ hay bị rối loại về tiêu hóa, đau bụng, chậm nói và tiếp thu ngôn ngữ kém. Do đó, nếu bé đến 16 tháng tuổi mà vẫn không chịu tập nói, không thể nói được từ nào thì rất có thể trẻ có triệu chứng của bệnh tự kỉ. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh tự kỉ cho trẻ như thế nào?

Tùy vào thể trạng, sức khỏe và tình hình bệnh của trẻ mà các bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các bác sĩ đều sử dụng phương pháp y học. Đồng thời bạn phải kết hợp với những liệu pháp giao tiếp và liệu pháp hành vi. Khi sử dụng phương pháp y học, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một số loại thuốc thích hợp. Những loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh, cũng như hỗ trợ hệ thần kinh. Đồng thời, ba mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng; đặc biệt là các thức ăn có chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết. Việc này là để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Đối với trẻ tự kỉ, liệu pháp về giao tiếp là hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra, cũng giúp trẻ vượt qua những rào cản về tâm lý. Bên cạnh đó, liệu pháp về hành vi sẽ giúp trẻ điều tiết và hạn chế các hành động bắt chước, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, các mẹ nên để ý theo dõi, khích lệ, động viên, cũng như khen thưởng bé, khi thấy bé có những biểu hiện tốt nhé.

Cách phòng ngừa bệnh tự kỉ cho trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh tự kỉ cho trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh tự kỉ cho trẻ em
  • Đảm bảo thai sản an toàn cho người mẹ.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh tự kỷ khi mang thai.
  • Mẹ bầu luôn phải giữ tinh thần tốt khi mang thai.
  • Thường xuyên trò chuyện với con khi mang thai.
  • Quan tâm, chăm sóc con hằng ngày.
  • Không để con chăm chú vào một việc quá lâu.
  • Cho con tham gia những hoạt động tập thể, ngoại khóa cùng bạn bè.
  • Luôn theo dõi hành vi của con.
  • Hạn chế sinh con khi cao tuổi.
  • Tránh các yếu tố bất lợi của môi trường sống.

Muốn trẻ phát triển tốt và tránh mắc bệnh thì cần hiểu rõ về nguyên nhân trẻ tự kỉ. Từ đó bạn sẽ có chế độ chăm sóc trẻ tốt hơn để phòng tránh bệnh tự kỉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *