Bệnh viêm họng ở trẻ em và cách phòng bệnh cho trẻ

Viêm họng là một trong số căn bệnh phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ em mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm họng cấp tính hoặc viêm cầu thận cấp, thế nên các bậc cha mẹ cần phải hết sức cảnh giác và cẩn thận. Nếu vài ngày không khỏi, bạn nên nhanh chóng cho trẻ đến bệnh viện với những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm họng sẽ giúp cha mẹ điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. Cùng gwaam.com tìm hiểu kỹ hơn căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Vì sao trẻ lại bị viêm họng?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm khi gặp nấm, hóa chất độc hại, vi khuẩn,… xâm nhập vùng họng sẽ bị các bạch cầu ở đây giữ lại đưa về mô lympho và tiêu diệt. Có 4 loại viêm họng cơ bản là:

  • Viêm họng cấp
  • Viêm họng mạn tính
  • Viêm họng hạt
  • Viêm họng đặc hiệu (do liên cầu khuẩn, Vincent, bạch cầu,…).

Triệu chứng ban đầu là sốt cao, trẻ khó nuốt, khóc nhiều, không chịu ăn cơm, sổ mũi và ho kéo dài. Nguyên nhân gây viêm họng thường do nhiễm virus (80%), vi trùng; hoặc các bệnh về miễn dịch. Vi trùng bệnh sẽ kéo dài làm cho bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, ho rất nhiều về nửa đêm và sáng sớm. Bệnh sẽ nặng thêm nếu không điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh viêm họng ở trẻ em

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi mắc bệnh khó có thể chỉ rõ cho bố mẹ vị trí bị đau, khó chịu. Nhưng các triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường khá dễ nhận biết, bé sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Bé ho nhiều, có thể có đờm hoặc không, bị khàn tiếng,…
  • Sốt cao từ 38 đến 40 độ C, người mệt mỏi, khóc, biếng ăn.
  • Hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, khó thở.
  • Cổ họng bị sưng đỏ hoặc xuất hiện đốm trắng quanh vòm họng
  • Có hạch cổ bị sưng đau, ho có đờm, có hạt,…
  • Cổ họng trẻ bị sưng đỏ hoặc có đốm trắng quanh vòm họng.

Ngoài ra, cần chú ý viêm họng ở trẻ có thể gồm viêm họng cấp, viêm họng mãn, viêm họng hạt hay viêm họng mủ. Mỗi loại bệnh đều có dấu hiệu lâm sàng khác nhau do vậy cha mẹ cần quan sát kỹ để nhận biết bệnh. Để chắc chắn, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ, có thể liên hệ với bác sĩ tư vấn cụ thể.

Phòng bệnh viêm họng cho trẻ như thế nào?

Viêm họng là căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường không khí vì vậy trẻ em rất dễ bị lây nhiễm nếu như người thân trong gia đình, hàng xóm có người bị viêm họng. Bé nên đeo khẩu trang y tế, mang áo khoác, đội mũ khi đi ra ngoài. Bên cạnh đó, cha mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phòng ngủ mát mẻ, khăn tắm, áo quần giặt giũ phơi ở những nơi có nhiều ánh sáng và gió.
  • Để quạt máy, máy lạnh ở nhiệt độ đủ mát, không quá lạnh.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn uống chất dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, dưỡng chất tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp bé thanh lọc cơ thể, không nên ăn đồ ăn quá lạnh.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm họng

Cách xử lý khi trẻ bị viêm họng
Cách xử lý khi trẻ bị viêm họng

Đối với viêm họng, trước nhất cần loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn; hoặc do vi nấm gây ra, sau đó mới dùng thuốc. Ngoài ra, các mẹ cũng nên cho trẻ:

  • Uống thuốc kháng sinh và hạ sốt, thuốc khử trùng họng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cho trẻ ăn uống bổ sung nước ép có tính hàn, mát như rau diếp, cà chua, khoai tây,… sẽ giúp bé nhanh chóng bình phục.
  • Uống mật ong và gừng; xức dầu khuynh diệp, mù tạt, bạc hà…trên trán, hai bên thái dương và cổ bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *