Suy dinh dưỡng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, phổ biến nhất là thiếu protein, vitamin và khoáng chất. Hệ quả của việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể là suy giảm chức năng của các cơ quan. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nhất là khi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đạt đỉnh điểm lúc trẻ được 6 – 24 tháng tuổi. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em thường dẫn đến chậm lớn và nó cũng hạn chế rất nhiều hoạt động thể chất ở trẻ. Ở mức độ nghiêm trọng hơn thì căn bệnh này còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, kỹ năng giao tiếp,… của trẻ. Cùng gwaam.com tìm hiểu kĩ hơn căn bệnh này ở trẻ em qua bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Vì sao trẻ lại bị suy dinh dưỡng?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh suy dinh dưỡng là do trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, ăn uống thiếu chất đạm và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hoặc cũng có thể do các bậc phụ huynh thiếu kiến thức về nuôi con, chẳng hạn như cho trẻ ăn dặm quá sớm, bú sữa mẹ quá ít, hoặc ăn, bú quá ít lần trong một ngày.
Bên cạnh đó, nguyên nhân mắc bệnh suy dinh dưỡng có thể do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, uống thuốc kháng sinh,… dẫn đến biếng ăn và cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có thể do mẹ chế biến thức ăn không hợp với sở thích, khẩu vị của trẻ, do trẻ hoạt động quá nhiều trong ngày, hoặc do điều kiện kinh tế của gia đình.
Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, sức khỏe và quá trình tăng trưởng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Dấu hiệu thường gặp là:
- Bị đứng cân hoặc sụt cân
- Hay mệt mỏi
- Chán ăn
- Quấy khóc
- Dễ bị bệnh
- Không năng động
- Chậm mọc răng
- Chậm phát triển vận động.
Nếu bị suy dinh dưỡng nặng còn được thể hiện ở 3 thể là: phù, teo đét và hỗn hợp. Cụ thể:
- Thể phù: Do chỉ nuôi bằng tinh bột, trẻ không được cung cấp đủ năng lượng hoặc những chất dinh dưỡng đa vi lượng. Triệu chứng phổ biến là phù thũng toàn thân, da xanh xao, cơ thể bị suy thoái, hạ canxi, mắt khô, quáng gà và hay bị bệnh.
- Thể teo đét: Mức độ thiếu chất nhẹ hơn thể phù, tuy nhiên các bắp thịt của trẻ bị teo lại, da nhăn trông giống như người già. Thể teo đét có tiên lượng thường tốt hơn thể phù do ít bị tổn thương các cơ quan nội tạng.
- Thể hỗn hợp: Kết hợp cả 2 thể trên.
Phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ
Để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống trong thời gian mang thai. Cụ thể là trong giai đoạn thai kỳ, mẹ tăng khoảng 10 đến 12kg; đặc biệt là phải khám sức khỏe thường xuyên và tiêm phòng đầy đủ. Sau khi sinh, cần cho trẻ bú bữa mẹ trong vòng nửa giờ và tiếp tục cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ liên tục trong vòng 4 tháng sau đó. Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm kèm theo, đồng thời, vẫn tiếp tục bú sữa mẹ. Ba mẹ không nên cho trẻ ăn dặm và ngưng bú sữa mẹ quá sớm. Vì như vậy có thể khiến bé bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Hơn nữa, trong các bữa cơm hàng ngày, các mẹ cần đảm bảo 4 món ăn. Việc này là để cân bằng nguồn chất dinh dưỡng cho bé. Chẳng hạn như món cơm giúp bé có thêm nguồn năng lượng; các loại rau củ quả giúp bé có đủ nguồn chất xơ, chất khoáng và vitamin; các loại thịt, cá, trứng, sữa cung cấp cho bé nguồn chất đạm và chất béo cần thiết. Mẹ cũng nên cho bé uống từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày nhé.
Điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ
Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng; chẳng hạn như biếng ăn chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao; hay quấy khóc, khó ngủ; chậm mọc răng; da xanh xao và thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng,… Lúc này ba mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Bé cần được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp khắc phục. Thêm vào đó, đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, ba mẹ nên quan sát bữa ăn hàng ngày. Hãy xem bé có ăn hết khẩu phần ăn và có ăn đủ bữa không. Mẹ cũng nên cho bé vào bất cứ lúc nào bé có nhu cầu, đặc biệt là vào ban đêm.
Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, mẹ nên chịu khó bổ sung các loại thức ăn; chẳng hạn như gạo, thịt gà, thịt heo, thịt bò, các loại hải sản, trứng, rau xanh, khoai tây,… vào các bữa ăn hàng ngày để giúp bé có thê nguồn chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, cũng nên cho trẻ ăn thêm một số bữa ăn nhỏ trong ngày. Hãy cho bé uống sữa bổ sung và các loại vitamin; đặc biệt là vitamin A để phòng bệnh nhiễm khuẩn và khô mắt.