Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ và cách phòng ngừa

Khi thời tiết thay đổi, trẻ thường mắc các căn bệnh như viêm phế quản, ho, sổ mũi, cảm sốt,… do hệ miễn dịch còn non nớt. Trẻ bị viêm phế quản thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời thì trẻ có thể sẽ bị viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến không khó điều trị nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy mà ba mẹ cần có đầy đủ kiến ​​thức về căn bệnh này ở trẻ nhỏ để chủ động phòng tránh và xử lý đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé yêu. Hãy cùng gwaam.com tìm hiểu cụ thể hơn căn bệnh này và cách phòng bệnh cho trẻ nhé!

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm phế quản ở trẻ

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm phế quản ở trẻ
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh viêm phế quản ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi trùng xâm nhập vào phế quản. Ban đầu có thể bé chỉ có biểu hiện của chứng bệnh cảm lạnh như:

  • Đau họng
  • Mệt mỏi
  • Sổ mũi
  • Sốt lạnh.

Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm bé sẽ bị ho, xuất hiện đờm trong cổ họng, nặng hơn có thể là nôn mửa trong khi ho. Ngoài ra, bé cũng có thể chịu đựng cảm giác đau ngực, khó thở và thở khò khè.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, cha mẹ cần sớm đưa tới cơ sở y tế để được xử lý cấp cứu:

  • Trẻ bị tím tái
  • Khó thở.

Dịch tắc trong thanh quản có thể khiến trẻ khó thở, tình trạng này sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý tốt. Để đánh giá mức độ khó thở ở trẻ, cần đặt trẻ nằm yên hoặc ngủ trong vòng 1 phút và đếm nhịp thở. Nên đếm 3 lần để có kết quả khách quan nhất. Sau đó so sánh kết quả với tiêu chuẩn đánh giá ngưỡng thở nhanh theo tuổi mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra như sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: >= 60 lần/phút.
  • Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: >= 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: >= 40 lần/phút.

Nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao, càng nguy hiểm. Ngoài ra khi trẻ khó thở sẽ thường kèm theo buổi hiệu tím tái, chân tay lạnh,… Trẻ sốt cao nếu không được xử lý tốt rất nguy hiểm. Nếu trẻ sốt từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng với thuốc thì cần sớm đưa trẻ đi cấp cứu. Ngoài ra, sốt cao thường đi kèm với co giật, mất ý thức. Sốt cao và triệu chứng của viêm phế quản khiến trẻ bỏ bú, cùng với tình trạng ho cơn kéo dài không ngừng, mất ý thức, li bì khó đánh thức là những dấu hiệu nguy hiểm.

Phải làm sao khi trẻ bị viêm phế quản?

Trẻ bị viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản

Để điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều tri dứt điểm. Bên cạnh việc dùng thuốc, các bậc cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số điểm sau để giúp trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tình hình.

  • Cho trẻ uống đủ lượng nước. Lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là khoảng từ 8 – 10 cốc nước. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng khử nước và sung huyết.
  • Dùng máy duy trì độ ẩm. Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ cũng như khu vui chơi của bé trong thời điểm này là rất cần thiết, điều này càng đặc biệt cần thiết nếu đó là mùa khô hanh, trong môi trường không khí thiếu đi độ ẩm cần thiết. Duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản cho trẻ

Để phòng ngừa chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhắc nhỡ trẻ thường xuyên rửa tay. Ngoài ra, bạn cũng phải cho trẻ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng cơ thể. Nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ theo quy định. Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất. Đồng thời cũng không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Thậm chí, nhiều trẻ có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản khi chơi với thú nhồi bông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *