Bệnh cận thị ở trẻ em và cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Tật khúc xạ dùng để chỉ các từ cận thị, loạn thị và viễn thị, trong đó cận thị là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong xã hội ngày nay. Trẻ em mắc phải căn bệnh này là do môi trường sống, nơi học tập thiếu ánh sáng hoặc chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng. Do đặc điểm của tật khúc xạ này nên trẻ chỉ nhìn rõ vật ở gần mà không nhìn rõ được vật ở xa, nghĩa là trẻ không thể nhìn rõ bảng ở xa nếu không đeo kính cận. Cũng chính vì vậy mà các em không thể chép bài kịp thời, không hiểu bài, dẫn đến học lực kém,… và những ảnh hưởng nghiêm trọng về mắt sau này. Cùng gwaam.com tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này và cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

Thông thường, trẻ có dấu hiệu cận thị hay nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở phía trước. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác ở trẻ như:

  • Trẻ hay bị mỏi mắt, nhức đầu khi nhìn lâu.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi khi hoạt động, chơi thể thao.
  • Trẻ hay dụi mắt, chớp mắt.

Đôi khi không có dấu hiệu để bạn phát hiện trẻ bị cận thị. Nhiều trẻ thậm chí không nhận ra rằng tầm nhìn của chúng không được cho là bị mờ. Do đó chúng cũng không hề phàn nàn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra thị lực thường xuyên (hàng năm) cho trẻ em khi vào độ tuổi đi học.

Nguyên nhân khiến trẻ bị cận thị là gì?

Trẻ cận thị thường do hai nguyên nhân chính, một là do di truyền từ bố mẹ, hai là do thói quen sinh hoạt không khoa học diễn ra thường ngày. Hiện nay, nguyên nhân thứ hai là phổ biến nhất.

  • Trẻ có thói quen xem tivi hay đọc sách, truyện quá gần, nhất là những nơi có ánh sáng kém. Ánh sáng với cường độ mạnh hắt ra từ tivi và tiếp xúc thẳng vào mắt trẻ rất có hại. Nên cho trẻ ngồi với khoảng cách hợp lí và ở nơi có ánh sáng đầy đủ.
  • Trẻ thiếu ngủ, mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ dẫn đến tình trạng mỏi. Lâu dần thì nó sẽ chuyển thành cận thị. Ba mẹ nên tập sẽ thói quen đi ngủ sớm và nghỉ ngơi hợp lí.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc sinh ra quá bé.
  • Thời gian ở trong nhà nhiều hơn ở ngoài trời, thời gian tiếp xúc với đèn điện nhiều hơn tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

Cách trị bệnh cận thị cho trẻ em

Cách trị bệnh cận thị cho trẻ em
Cách trị bệnh cận thị cho trẻ em
  • Nếu phát hiện những triệu chứng trên, hãy đưa trẻ ngay đến bệnh viện mắt và cho trẻ đeo kính theo chỉ định của bác sĩ mắt.
  • Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo độ kính được sử dụng đúng cách.
  • Không được nhìn quá gần, khoảng cách tối thiểu từ mắt đến trang sách là 30cm. Khi xem TV, khoảng cách đề nghị tối thiểu là 3 mét.
  • Bổ sung cho trẻ vitamin A hoặc các thực phẩm chức năng bảo vệ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh cận thị cho trẻ em

Để phòng tránh cận thị, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo chú ý nhắc nhở các em học sinh những điều sau:

  • Phải đảm bảo tư thế 3 thẳng.
  • Giờ ra chơi phải cho mắt giải lao từ 5 đến 10 phút.
  • Không đọc sách báo trong bong tối.
  • Không xem ti vi và chơi điện tử quá mức,…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho con em ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, quan tâm và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt,…) để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ.

Trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Lưu ý, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ. Đồng thời nó cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật. Thế nhưng phải đợi đến khi trẻ 18 tuổi, độ cận đã ổn định mới thực hiện được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *