Tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ em

Viêm gan B ở trẻ nhỏ đang là một vấn đề nan giải của nhiều bậc cha mẹ. Bởi vì đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do virus viêm gan B gây ra. Trẻ em khi mắc phải căn bệnh viêm này thì về mặt lâm sàng sẽ rất khác so với người lớn và việc điều trị viêm gan B mãn tính ở trẻ em cũng phức tạp hơn rất nhiều. Thực tế, ở các nước châu Á thì đây là căn bệnh viêm gan phổ biến nhất, do trình độ hiểu biết của người dân về căn bệnh này còn rất hạn chế. Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy trang bị cho bản thân những kiến ​​thức cần thiết mà gwaam.com cung cấp sau để có thể bảo vệ sức khỏe cho con yêu một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Như thế nào là bệnh viêm gan B?

Bệnh viêm gan B
Bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B là một bệnh nhiễm khuẩn ở gan và gây ra bởi virus viêm gan B. Khi nhiễm virus lần đầu, người nhiễm có thể bị bệnh cấp tính. Họ có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Một số người có khả năng chống lại viêm gan B và “làm sạch” được vi rút trong cơ thể. Số còn lại thì phải sống với viêm gan B cả đời (mạn tính). Theo thời gian, người nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng của bệnh viêm gan B ở trẻ em

Trong giai đoạn đầu, căn bệnh này không có triệu chứng rõ ràng. Trẻ em và trẻ sơ sinh gần như không thấy triệu chứng. Sau khoảng 3 – 4 tháng sẽ thấy các biểu hiện như sau, nhất là với trẻ lớn:

  • Chán ăn (không muốn ăn)
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ, đau khớp và đau dạ dày
  • Buồn nôn, tiêu chảy và nôn
  • Nước tiểu đục
  • Vàng da, vàng mắt

Nếu thấy các triệu chứng trên, cần đi đến bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm gan B ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Viêm gan virus B có diễn biến rất âm thầm. Bệnh được ví như “kẻ giết người thầm lặng” ít biểu hiện triệu chứng. Nhưng khi có các biểu hiện nặng phải nhập viện cấp cứu thì đa số đã ở giai đoạn muộn. Lúc này bệnh đã biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan ở trẻ em nếu không có biện pháp can thiệp sớm, kiểm soát và điều trị bằng phác đồ đặc trị viêm gan virus thì có nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.

Không phải tự nhiên mà ung thư gan lại lọt vào top 5 loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ người mắc mới lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Trong số các bệnh nhân mắc ung thư gan có không ít các ca bệnh là những người trẻ tuổi chỉ mới 24 tuổi. Cũng có nhiều ca bệnh bị nhiễm viêm gan B không hề hay biết cho đến khi kiểm tra mới phát hiện ra là mẹ của bé khi mang thai cũng từng bị nhiễm viêm gan B.

Phương pháp điều trị viêm gan B cho trẻ

Phương pháp điều trị viêm gan B cho trẻ - Sử dụng thuốc
Phương pháp điều trị viêm gan B cho trẻ – Sử dụng thuốc

Hiện nay điều trị viêm gan virus B có nhiều loại thuốc. Trước tiên là thuốc đặc hiệu mà ta thường gọi là thuốc “bổ gan”: Legalon, vitamin nhóm B,… Muốn điều trị có hiệu quả, nên sử dụng những loại thuốc ức chế sự nhân lên của virus hoặc diệt virus; chẳng hạn như Lamivudine (Zeffix), Adefovir (Hepsera), Entercavir (Baraclude), IFN (có thể tiêm 1 – 3 lần một tuần). Hiện nay các loại thuốc điều trị này đều có mặt ở Việt Nam. Không điều trị bệnh tại nhà hay tự mua thuốc để uống. Cần đến các bệnh viện chuyên trị để được sự hướng dẫn đúng cách. Ngoài ra, bạn cũng phải kiên trì điều trị để không để lại biến chứng sau này.

Biện pháp phòng ngừa viêm gan B cho trẻ

Để phòng tránh đến mức tối đa bệnh viêm gan virus B, nên coi việc tiêm phòng viêm gan virus B lên hàng đầu. Nếu thực hiện tiêm vắc-xin viêm gan B tốt sẽ làm giảm tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B. Từ đó viêm gan virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan sẽ giảm đáng kể.

Khi trẻ sinh ra nghi ngờ bị viêm gan B, cần cho trẻ đi khám bệnh ngay ở cơ sở y tế có đủ điều kiện xét nghiệm. Sau khi khám bệnh xác định trẻ bị viêm gan B, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và khi thấy trẻ vàng da thuyên giảm hoặc hết thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ hàng tháng trong vòng khoảng 6 tháng.

Đối với trẻ sau khi sinh ra mà không bị viêm gan B thì cần được tiêm phòng vắc-xin mũi 1 trong vòng 24 giờ sau sinh. Trẻ đó phải được tiêm phòng mũi thứ 2 sau một tháng cách mũi 1 và mũi thứ 3 khi trẻ được 2 tháng tuổi. Đối với những trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm viêm gan virus B phải tiêm phòng vắc-xin viêm gan B và Hepaig sau vài phút khi đẻ mới có hi vọng trẻ mới không bị nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *