Hội chứng ruột kích thích và những điều bạn nên biết

Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hội chứng ruột kích thích chính là một trong những rối loạn về đường ruột gây ra nhiều phiền toái không khác gì cơn ác mộng đối với đông đảo mọi người. Chính bởi vậy, để hiểu hơn về hội chứng này, những đối tượng thường mắc phải nó cũng như các tiêu chuẩn để chẩn đoán một người có đang thực sự mắc hội chứng ruột kích thích hay không, mời các bạn hãy cùng tham khảo ngay bài viết được gwaam.com tổng hợp ngay dưới đây!

Khái niệm hội chứng ruột kích thích

Hội chứng IBS là một tình trạng mãn tính mà bạn sẽ cần phải kiểm soát lâu dài
Hội chứng IBS là một tình trạng mãn tính mà bạn sẽ cần phải kiểm soát lâu dài

Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột. Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn chức năng của ruột. Bao gồm các triệu chứng như đau bụng, rối loạn nhu động. Mà không do tổn thương nào của ruột gây nên.

Hội chứng IBS là một tình trạng mãn tính mà bạn sẽ cần phải kiểm soát lâu dài. Người mắc phải hội chứng này sẽ phải chú ý nhiều đến việc ăn uống và nghỉ ngơi. Vì tình trạng này rất dễ tái phát nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng IBS thường gặp trên thế giới. Cứ 100 người thì có 15 đến 20 người bị hội chứng IBS này. Thường thì tỷ lệ mắc hội chứng này ở bệnh nhân nữ cao gấp hai lần số bệnh nhân nam. Hội chứng IBS có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhưng độ tuổi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này là từ 30 tuổi đến 50 tuổi. Hiện chưa rõ nguyên nhân về hội chứng IBS. Thế nhưng thường liên quan đến cơ chế bất thường sau đây:

  • Bất thường nhu động ruột.
  • Tăng nhạy cảm nội tạng ruột già.
  • Sau nhiễm trùng đường ruột.
  • Không dung nạp hay dị ứng thức ăn.
  • Do các yếu tố thần kinh – tâm lý căng thẳng, trầm cảm, rối loạn nhân cách.
  • Yếu tố di truyền do gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích.

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng của hội chứng IBS có thể có mức độ từ nhẹ đến mất khả năng hoạt động
Các triệu chứng của hội chứng IBS có thể có mức độ từ nhẹ đến mất khả năng hoạt động

Các triệu chứng của hội chứng IBS có thể rất khác nhau giữa các đối tượng mắc bệnh. Các triệu chứng có thể có mức độ từ nhẹ đến mất khả năng hoạt động. Bao gồm:

  • Thay đổi trạng thái phân (viên cứng nhỏ hoặc phân lỏng).
  • Thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón).
  • Cảm giác buồn đi đại tiện gấp.
  • Cảm giác đi đại tiện không hết.
  • Có chất nhầy trong phân.
  • Đầy hơi.
  • Trướng bụng.
  • Bị đau hoặc chuột rút ở vùng bụng.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, những triệu chứng này tương tự như triệu chứng của ung thư đại tràng. Và do đó, bệnh trạng của bạn cần được bác sĩ đánh giá. Hội chứng IBS còn có những triệu chứng ít gặp hơn. Ví dụ như mệt mỏi toàn thân, đau lưng, đau đầu, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn và đau khi đi vệ sinh.

Phương pháp dùng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

  • Nội soi đại tràng rất quan trọng có thể loại trừ polyp hoặc ung thư, viêm đại tràng.
  • Siêu âm bụng có thể phát hiện khối u bụng, dấu hiệu xâm lấn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT bụng) cộng hưởng từ.
  • Xét nghiệm phân để tìm máu ẩn trong phân, ký sinh trùng.

Tiêu chuẩn khoa học dùng để đánh giá hội chứng ruột kích thích

Người ta có thể chẩn đoán để xem một người có đang thực sự mắc hội chứng IBS hay không
Người ta có thể chẩn đoán để xem một người có đang thực sự mắc hội chứng IBS hay không

Tiêu chuẩn Rome IV được ghi nhận từ năm 2016. Tiêu chuẩn này được công bố và áp dụng trên toàn thế giới từ năm 2016. Từ đó nhằm thống nhất đánh giá các triệu chứng chẩn đoán hội chứng IBS. Theo đó, người bị cho là mắc phải hội chứng IBS cần có những biểu hiện đáp ứng được tiêu chuẩn. Bao gồm đau bụng trong vòng ít nhất 03 tháng, xuất hiện ít nhất 01 ngày/tuần. Đồng thời phải kèm theo ít nhất 02 trong số các tiêu chuẩn sau:

  • Giảm đau bụng sau khi đi cầu hay trung tiện.
  • Thay đổi số lần đi cầu trong ngày ( hơn 03 lần/ngày hoặc dưới 03 lần/tuần).
  • Thay đổi hình dạng của phân (lỏng, nhão, cứng).
  • Các triệu chứng trên bắt đầu ít nhất vào 06 tháng trước.

Ngoài ra, người ta còn có thể chẩn đoán để xem một người có đang thực sự mắc phải hội chứng IBS hay không. Muốn chẩn đoán chính xác, bạn cần loại trừ các bệnh lý có một số triệu chứng tương tự với các bệnh lý có tổn thương thực sự ở đại tràng. Ví dụ như viêm đại tràng, polyp, ung thư đại tràng.

Hậu quả hội chứng ruột kích thích gây nên

Hội chứng IBS là một chứng rối loạn mãn tính. Nó tái đi tái lại nhiều lần hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Nếu không đi khám và được điều trị đúng cách sẽ làm giảm chất lượng sống. Đồng thời ảnh hưởng tới công việc sinh hoạt, tinh thần. Thậm chí, một số người còn trở nên lo âu trầm cảm. Bên cạnh đó, một số người bị hội chứng ruột kích thích kiêng cữ quá nhiều loại thức ăn. Từ đó dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân hiện nay của hội chứng IBS vẫn chưa được xác định rõ. Thế nên việc điều trị còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần được phân tích tối đa và tránh các yếu tố nguy cơ. Có khi phải điều trị bằng thuốc và tư vấn về tâm lý.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc hội chứng ruột kích thích. Bạn nên gặp được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khám và tư vấn để có phác đồ điều trị phù hợp. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về căn bệnh lạ mà quen, tưởng đơn giản mà nguy hiểm khó lường này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *