Đau khớp gối là căn bệnh khiến người cao tuổi đau đầu nhất và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa khớp gối. Hầu hết những người cao tuổi đều có xu hướng nghĩ rằng đau khớp nói chung, đặc biệt là đau khớp gối là một quá trình tự nhiên của tuổi già. Vì vậy, họ vẫn cho rằng đây là tình trạng sức khỏe bình thường và thà âm thầm chịu đựng còn hơn đi khám. Liệu điều này có gây ra hậu quả gì trong tương lai không và có cách nào phòng ngừa bệnh hiệu quả không? Hãy cùng gwaam.com điểm qua một vài thông tin cơ bản về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho người cao tuổi qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Vì sao người cao tuổi lại bị đau khớp gối?
Biết được nguyên căn là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tật. Chứng đau khớp gối khó chịu này xuất phát từ nhiều lý do:
- Người già thường có hệ miễn dịch yếu dẫn đến tình trạng loãng xương. Và đây là một trong những nguyên nhân gây ra đau nhức khớp gối. Các khớp xương “rệu rạo”, mất sức và yếu dần đi, không còn đủ khả năng duy trì thế cân bằng. Do vậy mà người lớn tuổi thưởng xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể đặc biệt là khớp gối, bộ phận tham gia hầu hết các hoạt động.
- Những chấn thương, tác động từ bên ngoài cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nhức khớp gối ở người già. Khi về già, khả năng phục hồi hệ khớp xương suy yếu vì thế những chấn thương do té ngã, tai nạn sẽ để lại những “vết rạn” khó lành và gây ra đau nhức kéo dài.
- Những người già thừa cân có nguy cơ bị đau nhức khớp gối nhiều hơn. Vì thế cần có những chế độ ăn uống hợp lý để loại bỏ nguyên nhân này.
- Thời tiết thay đổi thất thường: đặc biệt là những thời điểm giao mùa, cơ thể ở những người cao tuổi thường chưa kịp thích nghi với điều kiện mới nên dễ “vướng” vào các tình trạng thể lý đau nhức, khó vận động.
Ngoài ra, bệnh đau khớp gối ở người già còn do nhiều nguyên nhân khác như: ít vận động, rối loạn chuyển hóa chất, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bệnh Gút, những người mắc bệnh mãn tính,… cũng có nguy cơ cao.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh
Làm thế nào để phát hiện bệnh đau khớp gối ở người già? Đây là căn bệnh tương đối dễ phát hiện. Bạn có thể quan sát thấy qua những biểu hiện triệu chứng cơ thể sau:
- Khi vận động, những cơn đau nhức ở khớp gối xuất hiện. Đặc biệt là mức độ sẽ càng dữ dội hơn khi di chuyển cầu thang.
- Khi hoạt động đi lại, khớp xương ở đầu gối phát ra những âm thanh như “rắc rắc”.
- Đầu gối bị sưng to, tấy đỏ và có cảm giác nóng, đau khi sờ vào.
- Sáng sớm khi thức dậy có hiện tượng cứng khớp.
Cách trị đau khớp gối cho người cao tuổi
Khớp gối là bộ phận quan trọng trong các hoạt động di chuyển. Vì thế việc điều trị kịp thời bệnh đau khớp gối ở người già cần được chú trọng.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi khám và có kết quả để xác định mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc phú hợp. Bên cạnh những thuộc đặc trị cho các nguyên nhân bệnh thì cũng có những loại thuốc bổ thận, gan, khí huyết, an thần,…
- Liệu pháp vật lý trị liệu: xoa bóp, châm cứu, truyền dịch, bấm huyệt,… Đây là sự lựa chọn khá rộng rãi trong chúng ta. Những liệu pháp này giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả tốt, nhanh chóng hơn. Nó sẽ giúp giảm đau nhức và bệnh nhân sẽ thoải mái, tâm lý ổn định hơn.
- Phương pháp dao châm He-Ne là nâng cao của dao châm cứu, thủ thuật có sự kết hợp Đông – Tây y kỹ thuật cao có tác dụng tác động loại bỏ trực tiếp tế bào gây bệnh. Và đây là phương pháp tái tạo, phục hồi xương khớp hiệu quả nhất mà các chuyên gia khuyên dùng.
Ngoài ra, các bệnh nhân mắc chứng đau khớp gối cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Việc này là để hỗ trợ cho công tác điều trị được diễn ra đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Phòng ngừa bệnh đau khớp gối cho người cao tuổi
Để phòng tránh tình trạng đau khớp gối, người cao tuổi nên:
- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin K, D và canxi.
- Hạn chế dùng đồ đông lạnh, thực phẩm đóng hộp,…
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
- Tránh mang vác vật nặng, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần.
- Đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh là các phương pháp tập luyện nhẹ nhàng. Hãy tập những bài tập mà người cao tuổi có thể thực hiện hằng ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể tập thêm các bài tập giãn cơ hay tăng cường sức mạnh cơ; chẳng hạn như: Bài tập kéo dãn cơ đùi sau, kéo dãn cơ bắp chuối, squat,… để tăng cường độ linh hoạt của các nhóm cơ xung quanh khớp gối.
Nhìn chung, bệnh đau khớp gối ở người già là tình trạng phổ biến và khó tránh khỏi. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Khi phát hiện thấy có triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất cho những người mình yêu thương.