Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh suy tim kiểm soát được bệnh và cải thiện tình trạng sức khỏe

Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch, khiến cơ tim không còn khả năng co bóp đủ để tống máu đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể, dẫn đến tình trạng hoạt động không bình thường. Vì tình trạng của từng bệnh lý khác nhau mà tim có thể bị suy một bên, sau đó dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim hoàn toàn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân suy tim cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với giai đoạn bệnh của mình. Suy tim có nhiều giai đoạn bệnh, mỗi giai đoạn lại cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim

Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh suy tim kiểm soát được bệnh và cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh việc ưu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch thì người bệnh suy tim cần lưu ý hạn chế tối đa 5 loại thực phẩm sau:

Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối là yếu tố nguy cơ cao gây tăng huyết áp, có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Đối với người bệnh suy tim, việc ăn nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước và phù, ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế tối đa lượng muối sử dụng trong chế độ ăn uống, càng ăn nhạt càng tốt. Lượng muối trung bình mỗi ngày không nên quá 2g. Đối với những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

Để thực hiện tốt chế độ ăn nhạt, người bệnh nên bắt đầu bằng việc hạn chế hoặc không nên ăn thực phẩm chứa nhiều muối như các món kho, rim, xào, nướng. Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, giăm bông, thịt, cá muối… Trong bữa ăn không nên dùng nước chấm. Thức ăn nên hấp, luộc, hạn chế chiên xào.

Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối
Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối

Hạn chế ăn thực phẩm giàu natri

Khi người bệnh ăn nhiều muối sẽ làm tăng tình trạng giữ nước, dẫn tới tăng gánh nặng cho tim và ảnh hưởng xấu đến tình trạng suy tim. Hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể sẽ giúp kiểm soát huyết áp, tránh phù nề, giảm tình trạng khó thở.

Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn, nhất là các đồ ăn nhanh như các loại đồ hộp, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, giăm bông, mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt, nước ngọt có gas… thường ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều muối, chất béo, đường, chất phụ gia, bảo quản làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Phần lớn đồ ăn nhanh được chế biến với nhiều dầu mỡ nên hàm lượng chất béo bão hòa thường rất cao. Đặc biệt, chất béo chuyển hóa được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu… có chứa hàm lượng chất béo bão hòa rất lớn; làm tăng cholesterol xấu có hại cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy người bệnh suy tim cũng nên hạn chế các loại thịt này.

Hạn chế uống rượu, bia

Lạm dụng rượu, bia gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là hệ tim mạch. Càng uống nhiều rượu; bia càng nguy hiểm với người bệnh tim như gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành; cơ tim giãn nở dẫn đến suy tim và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng lên. Vì vậy người bệnh suy tim nên hạn chế tối đa sử dụng rượu; bia để bảo vệ sức khỏe của mình.

Hạn chế uống rượu, bia
Hạn chế uống rượu, bia

Không nên uống quá nhiều nước

Người bị bệnh suy tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể. Chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ; việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Tuy nhiên không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất là 1,5 lít/ngày. Nhưng khi tim hoạt động không tốt. Lượng nước nạp vào cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị giữ lại; gây phù nề. Vì vậy, những trường hợp suy tim nặng nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày.

Người bệnh suy tim cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Thường xuyên theo dõi cân nặng và tình trạng sức khỏe. Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường. Có các dấu hiệu suy tim nặng lên như: khó thở kể cả khi không vận động hoặc gắng sức; phù chân nặng lên, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi tăng… để được can thiệp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *