Mách bạn cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ

Tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ, bệnh này tưởng chừng như không nguy hiểm đến tính mạng nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới thì đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ em trên toàn thế giới, nhất là các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Hiểu được nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cũng như cách điều trị và phòng ngừa sẽ giúp các bậc cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con mình hiệu quả hơn. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ là gì, có cách nào phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả không? Còn chần chờ gì mà không cùng gwaam.com tìm hiểu ngay câu trả lời cho những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhỉ?

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột, qua nguồn thức ăn, nước uống đã bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Nguyên nhân khác có thể do người bệnh uống nước chưa đun sôi hoặc môi trường sinh sống không được vệ sinh sạch sẽ. Tiêu chảy thường làm cho cơ thể người bệnh mất nhiều nước. Người bệnh thường có các triệu chứng kèm theo như đau bụng, sốt cao, đi phân chứa máu,… Bên cạnh đó, ở một số trẻ còn có triệu chứng biếng ăn, nôn ói hoặc nôn sau khi ăn và bệnh về đường hô hấp như chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, viêm họng,…

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em là trẻ đi phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bé bị tiêu chảy có thể đi kèm với các triệu chứng như:

  • Phân có lẫn máu
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Ăn không ngon.

Tiêu chảy thường biến mất sau một vài ngày nhưng có thể dẫn đến biến chứng. Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng sau, hãy đưa bé đi khám ngay:

  • Không thể đứng lên
  • Choáng hoặc chóng mặt
  • Tiêu chảy hơn ba ngày
  • Bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Ói mửa ra chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu vàng lẫn máu
  • Bị sốt hơn 40 độ C hoặc trên 38 độ C với bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Có triệu chứng mất nước
  • Đi phân có máu
  • Nhỏ hơn một tháng tuổi và bị ba hoặc nhiều đợt tiêu chảy
  • Đi phân tiêu chảy trong vòng tám giờ và không uống đủ nước
  • Bị phát ban
  • Không đi tiểu trong 6 giờ nếu là em bé hoặc 12 giờ nếu là trẻ lớn.

Chú ý rằng nếu bé bị sốt trên 38 độ C, bạn không được cho bé uống thuốc hạ sốt.

Một số cách trị bệnh tiêu chảy cho trẻ em

Để chữa trị bệnh tiêu chảy, trước hết các mẹ nên bổ sung nước cho bé. Cần tránh để xảy ra tình trạng mất nước kéo dài ở trẻ nhỏ. Hoặc bạn có thể mua dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS) tại các tiệm thuốc gần nhà, pha với một ít nước lọc cho bé uống để bổ sung nước cho cơ thể. Hơn nữa, mẹ cũng không nên yêu cầu bé kiêng cử quá nhiều loại thức ăn, tránh tình trạng vừa thiếu nước vừa thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa; tránh các loại thực phẩm có gia vị cay, nồng hoặc các loại thức uống có cồn, chất cafein,…

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em
Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em

Ngoài ra, phòng bệnh tiêu chảy vẫn là điều cực kỳ quan trọng. Các mẹ nên nhắc nhở mọi người trong gia đình tăng cường vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh xong. Mẹ cũng nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên giặt giũ chăn màn,… Quan trọng nhất là vẫn nên lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không chứa các chất độc hại, chế biến thức ăn hợp vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Một điều cần lưu ý nữa là trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin để tăng cường dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Thêm vào đó, một số thực phẩm giàu vi khuẩn có lợi cho dạ dày như sữa chua cũng là lựa chọn tuyệt vời. Các vi khuẩn có lợi này sẽ giúp bé củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Từ đó nó sẽ giúp hạn chế căn bệnh tiêu chảy. Nếu mẹ nhận thấy bất cứ thành viên trong gia đình bị tiêu chảy trầm trọng hơn 10 lần/ngày; kèm theo các biểu hiệu da khô, mắt lõm, sốt cao liên tục,… thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *