Một số bệnh răng miệng ở người già và cách phòng ngừa

Trong cơ thể con người thì khoang miệng là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất. Cũng giống như nhiều cơ quan khác, khoang miệng cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình lão hóa và bệnh răng miệng là một vấn đề khá phổ biến ở người già. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng ở người già là do điều trị răng, sâu răng hoặc một số bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng do tuổi tác và quá trình lão hóa. Bài viết dưới đây của gwaam.com sẽ chia sẻ đến bạn những căn bệnh răng miệng thường gặp nhất ở người cao tuổi và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu nhé!

Một số bệnh răng miệng thường gặp ở người già

Các vấn đề ở niêm mạc

Các vấn đề ở niêm mạc
Các vấn đề ở niêm mạc

Niêm mạc miệng ở người cao tuổi thường khô, nhẵn, tính đàn hồi giảm. Do đó nó rất dễ bị tổn thương và vết thương lâu lành. Sự thay đổi tuyến nước bọt do quá trình lão hóa làm các nhu mô tuyến giảm dần và thay dần bởi các mô mỡ và mô liên kết khiến việc tiết nước bọt giảm dẫn đến nguy cơ dễ mắc các bệnh khác như: sâu răng, viêm nha chu, gây cảm giác bỏng rát trong miệng,… Sự thay đổi về răng: răng xỉ màu, giòn và dễ nứt.

Căn bệnh nha chu

Nha chu là vấn đề về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy, mức độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng dần theo tuổi. Do đó đối với người già nha chu sẽ là một vấn đề răng miệng rất nghiêm trọng.

Bệnh nha chu là bệnh của các mô quanh răng. Bệnh nha chu gây ra do sự tích tụ của vi khuẩn trên các mảng bám răng, các vi khuẩn độc hại này sẽ gây tổn hại đến sự nâng đỡ xương, nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh xương, gây lung lay răng và cuối cùng là mất răng.

Căn bệnh sâu răng ở người già

Sâu răng vốn và vấn đề thường gặp ở người già. Đối với người cao tuổi, sâu răng thường luôn đi kèm với tụt nướu do các vấn đề khác như bệnh nha chu, khô miệng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sâu răng ở người cao tuổi do vi khuẩn tác động lên thực phẩm (đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều đường). Vi khuẩn trong răng miệng sẽ phân hủy axit lactic gây tiêu canxi, dẫn đến sâu răng. Ở người cao tuổi, chất lượng men răng và ngà răng giảm sút càng dễ gây ra sâu răng hơn.

Căn bệnh khô miệng

Do quá trình thay đổi tuyến nước bọt, nước bọt trở nên nhầy và đặc quánh. Điều này sẽ rất dễ dàng cho việc tạo mảng bám cũng như việc tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Khô miệng do thiếu nước bọt gây khô môi, môi nóng bỏng, lưỡi nứt, niêm mạc miệng khô, nhai nuốt thức ăn khó khăn. Ngoài ra, khô miệng còn do một số nguyên nhân: viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thuốc, do thoái hóa mô,…

Tình trạng mòn răng, ê buốt

Tình trạng mòn răng, ê buốt
Tình trạng mòn răng, ê buốt

Đây là vấn đề răng miệng thường gặp do nhiều nguyên nhân: ăn thực phẩm nhiều chất xơ và axit, chải răng không đúng phương pháp, thói quen nghiến răng, sâu chân răng, các bệnh về nướu, tuổi tác,… Mòn răng, ê buốt sẽ gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống. Không chỉ vậy mà còn có thể làm gãy răng, đau khớp, đau khớp thái dương hàm,…

Căn bệnh ung thư miệng

Theo thống kê cho thấy, ung thư miệng là 1 trong 6 loại ung thư thường gặp nhất. Các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc ung thư miệng cao đó là: sử dụng thuốc lá, nghiện rượu, nhiễm vi rút HPV, nhai trầu thuốc, ngoài ra còn do các tổn thương tiền ung thư của khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính,… nếu phát hiện sớm thì việc cắt bỏ khối u cho kết quả là rất khả quan. Tuy nhiên, khi phát hiện ở tình trạng di căn thì tỉ lệ sống sót rất thấp.

Như vậy, có thể thấy nên quan tâm tới những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi, các vấn đề về răng miệng sẽ rất nghiêm trọng nếu bạn không sớm chăm sóc, chữa trị và bảo vệ. Do vậy, ở bất kì lứa tuổi nào đặc biệt là người già nên quan tâm để phòng ngừa tối đa các bệnh liên quan đến răng miệng.

Cách phòng bệnh răng miệng cho người già

  • Người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Việc này là để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng nếu có.
  • Chú ý đến dinh dưỡng hợp lý bằng cách tăng cường các loại rau quả tươi. Bởi đây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.
  • Người cao tuổi thường ăn ít và chia làm nhiều bữa nhỏ. Chế độ ăn nên ăn đủ các chất như: đạm (có trong: thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ); chất béo thực vật, nhưng hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật; các vitamin (trái cây) và muối khoáng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để loại trừ mảng bám răng. Đây là cách hiệu quả nhất trong việc dự phòng bệnh răng miệng ở người già.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *