Nét văn hóa độc đáo của người Chơ’ro qua lễ hội Sayangva

Một trong những nét văn hóa rất độc đáo của người Chơ’ro còn được lưu giữ đến hiện tại đó là lễ hội Sayangva. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của người dân nơi đây, còn được gọi bằng cái tên khác như cúng thần Lúa hay là Mừng lúa mới. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm khi mà bà con đã thu hoạch xong mùa màng, thông thường sẽ được diễn ra vào hôm trăng sáng. Người dân Chơ’ro tổ chức lễ hội này nhằm cầu xin thần linh ban cho vụ mùa bội thu và mưa thuận gió hòa để bà con yên tâm trồng trọt. Để tìm hiểu thêm về những nét đặc sắc của lễ hội này thì đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Lễ hội Sayangva là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chơ’ro

Tại xã Bàu Trâm (thị xã Long Khánh), vào đúng ngày người Chơro nơi đây tổ chức lễ hội ăn thần lúa, từ sáng sớm, hàng trăm người Chơro đã tập trung tại nhà già làng. Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).

Khác với các dân tộc như Stiêng, Mạ, lễ hội ăn thần lúa của người Chơro không có cây nêu và nghi thức đâm trâu. Lễ hội Sayangva là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chơ’ro được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch hằng năm sau khi bà con thu hoạch xong mùa màng.

Lễ hội Sayangva là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chơ’ro
Lễ hội Sayangva là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chơ’ro

Thông lệ hàng năm, lễ hội thường diễn ra vào hôm trăng sáng. Già làng và bà con trong buôn mang các lễ vật như rượu cần, cơm lam, thịt thú rừng… tổ chức lễ tạ ơn thần linh đã cho một mùa bội thu và cầu xin mưa thuận gió hòa để mùa vụ năm sau nhà nhà được no đủ. Cồng chiêng và rượu cần, là hai thứ không thể thiếu và được dùng để cúng thần linh trong lễ hội Sayangva. Ngay từ sáng sớm, bà con đã tề tựu cùng nhau làm những món ăn truyền thống.

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội Sayangva

Trong khi dưới bếp mọi người hối hả làm bánh dày, nấu cơm lam, nấu canh bồi…. thì ngoài sân, các thanh niên hồ hởi với những trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đập niêu… Trong tiếng cồng chiêng vang lên giục giã để báo với thần linh. Tổ tiên và cho cả dân làng bắt đầu ngày hội lớn. Trước bàn Nhang, các già làng trình dâng phần lúa mới. Lễ vật và thành tâm cầu khấn thần linh, tổ tiên, cầu cho mưa thuận, gió hòa. Đất nước được bình yên, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, buôn làng ấm no, hạnh phúc

Sau đó, tất cả cùng nhau uống rượu cần và múa hát… Kết thúc bài cúng của già làng, khi tiếng cồng vang lên. Người Chơro tập trung bên bếp lửa, cùng nhau hát múa, uống rượu cần cho đến tận đêm khuya. Riêng những người già thì ngồi bên chum rượu cần và hát đối – một tục lệ cổ xưa nhất của người Chơro mà ít người còn giữ được.

Lễ hội Sayangva thu hút nhiều người dân địa phương tham gia

Lễ hội Sayangva thu hút nhiều người dân địa phương tham gia
Lễ hội Sayangva thu hút nhiều người dân địa phương tham gia

Theo các già làng, bà con muốn cảm ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ gia đình. Làng bản bình an, mùa màng, nương rẫy, cây trái tốt tươi. Dân làng làm heo, gà, bánh trái… tạ ơn thần linh. Tổ tiên về cùng dự lễ cúng này và tiếp tục phù hộ. Giúp đỡ tất cả mọi người trong làng bản. Dù ở đâu, làm gì lúc ở nhà hay làm rẫy. Lúc lên rừng hay xuống suối đều được thần linh gìn giữ bình an. Không bị bệnh tật, ma quỹ làm hại, người trong gia đình từ già đến trẻ đều mau mắn.

Cầu xin thần linh cho cây cối, lúa rẫy trồng có mưa, gió thuận hòa. Giúp đỡ từ gốc tới ngọn, không bị thú dữ phá hư, mùa màng. Thú nuôi không có dịch hại. Trước kia lễ hội chỉ có đồng bào người Chơ’ro tham dự. Sau này, có sự quan tâm, tương hỗ của các cấp chính quyền địa phương. Và các ban ngành chức năng, lễ hội được mở rộng hơn trong cộng đồng. Và thu hút nhiều người dân địa phương tham gia.

Điều này đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí; khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Tình yêu quê hương đất nước. Ðồng thời, khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số. Cùng chung sức xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *